Hải quân Mỹ không thông báo về mục đích của Seawolf tại lối vào Biển Barents, chỉ tiết lộ tàu ngầm đến để bổ sung cho khả năng tác chiến dưới biển của Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu.
Chuẩn đô đốc Anthony Carullo - chỉ huy trưởng Nhóm tàu ngầm 8 cho biết tàu đến để bổ sung khả năng tác chiến dưới biển vốn đã mạnh mẽ của họ và thể hiện cam kết trong việc cung cấp khả năng răn đe và an ninh hàng hải trong toàn khu vực.
Hiện tàu ngầm lớp Seawolf chỉ có 3 chiếc, vốn được sử dụng để thay thế tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã khiến chi phí bị cắt giảm đáng kể. Thay vào đó, tàu ngầm Seawolf vốn được thiết kế để hoạt động trong im lặng kể cả dưới lớp băng dày ở Bắc Cực đã được sử dụng để thu thập thông tin tình báo.
Tàu ngầm anh em của USS Seawolf - USS Jimmy Carter được gắn một bộ phận thu tín hiệu đặc biệt vào cột buồm, cho phép phát hiện nhiều loại tín hiệu điện từ như liên lạc radar và vô tuyến. Tàu ngầm cũng có một khoang đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các đơn vị lính đặc nhiệm SEAL, máy bay không người lái dưới nước và thậm chí có thể mang thiết bị giúp chạm vào cáp thông tin liên lạc dưới đáy biển. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng những loại sửa đổi tương tự có được thực hiện đối với USS Seawolf hay không.
Chuyến đi của Seawolf tới phía bắc có thể được coi là một tín hiệu cho Nga - quốc gia sẽ thực hiện một số cuộc tập trận được trong những ngày tới ở Biển Barents và các vùng biển lân cận.