Hải Phòng: Yêu cầu quận Lê Chân xử lý dứt điểm vi phạm đê điều

Hải Phòng: Yêu cầu quận Lê Chân xử lý dứt điểm vi phạm đê điều

Cụ thể, Hải Phòng có công văn của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đình Chuyến về việc xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến đê điều, khu vực đê tả Lạch Tray. Theo tinh thần công văn, UBND quận Lê Chân thực hiện ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật các hành vi san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép phía ngoài đê tả Lạch Tray thuộc địa bàn phường Nghĩa Xá và phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân. Tuy nhiên, đến nay UBND quận Lê Chân chưa xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, tình hình vi phạm lại tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng.

UBND TP Hải Phòng yêu cầu quận Lê Chân khẩn trương chỉ đạo, kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trong tháng 6.

Ngày 26/6, Báo GD&ĐT có bài phản ánh "Hải Phòng: Hành lang đê bị công trình sai phép xâm phạm" phản ánh tình trạng một số cá nhân tự ý san lấp mặt bằng, lấn đất công. Tập kết vật liệu, làm bờ kè sông khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép tại khu vực đê tả Lạch Tray.

Hải Phòng: Yêu cầu quận Lê Chân xử lý dứt điểm vi phạm đê điều ảnh 1
Bãi vật liệu xây dựng không phép trên đất nuôi trồng thủy sản.

Theo ghi nhận của phóng viên, diện tích phía ngoài và một phần trong đê tả Lạch Tray vốn trước đây là đất nuôi trồng thủy sản được UBND phường Vĩnh Niệm cho các hộ dẫn thuê để đào ao thả cá. Nay nó đã biến thành những bãi kinh doanh vật liệu xây dựng, bãi đỗ xe, nhà ở công nhân. Sai phạm cũ chưa được xử lý thì tình trạng tự ý bơm cát, san lấp mặt bằng, đổ vật liệu xây dựng, lấn đất bãi bồi, kè sông vẫn đang diễn ra.

Cụ thể, những vi phạm trên nằm ở khu vực ven sông Lạch Tray thuộc các tổ dân phố 22, 27, 31 phường Vĩnh Niệm.

Tại khu vực đê tả Lạch Tray thuộc tổ 22, phường Vĩnh Niệm, ông Vũ Mạnh Hùng tự san lấp, đặt container và dựng công trình khung sắt tại đất nuôi trồng thủy sản và đất bãi bồi ven sông.

Cũng tại khu vực tổ 22 còn nhiều công trình vi phạm khác. Bà Bùi Thị Hương tự ý san lấp để vật liệu xây dựng, đặt container tại đất nuôi trồng thủy sản, làm bờ kè bằng đá lấn chiếm đất bãi bồi ven sông. Trường hợp san lấp đất nuôi trồng thủy sản mang tên Phạm Thị Chiều thuộc thửa đất số 241, tờ bản đồ 46 và đóng cọc bê tông tại bãi bồi ven sông. Ông Nguyễn Quang Thành tự san lấp cát, để vật liệu, dựng công trình khung sắt. Ngoài ra còn nhiều công trình vi phạm của ông Đinh Văn Khang, Nguyễn Văn Hòa, Phạm Ngọc Lực….

Hiện một số hộ dân sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, lấn chiếm đất công (đất bãi bồi ven sông, các lạch nước ra sông Lạch Tray) tại tổ dân phố 22, 27, 31 - phường Vĩnh Niệm diễn biến rất phức tạp.

Ngày 18/6, UBND quận Lê Chân gửi văn bản yêu cầu UBND phường Vĩnh Niệm chủ trì cùng các phòng, ban chuyên môn rà soát, thông kê các trường hợp vi phạm báo cáo về UBND quận trước ngày 24/6.

Nhưng, theo ghi nhận, tình trạng bơm cát làm bờ kè trên phần đất nuôi trồng thủy sản ngoài đê tả Lạch Tray vẫn đang diễn ra. Tại thời điểm ghi nhận không có sự kiểm tra xử lý hay ngăn chặn của đơn vị chức năng.

Cũng tại khu vực cầu Niệm 2, phường Vĩnh Niệm, nhiều công trình vi phạm diễn ra trước đó vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Cụ thể, hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản biến thành bãi kinh doanh vật liệu đang hoạt động nhộn nhịp. Hay bãi đỗ xe ô tô ngay sát chân cầu vi phạm quy định sử dụng đất nông nghiệp bao năm qua chưa được xử lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) bên tác phẩm dự thi triển lãm tranh "Hà Nội trong trái tim em". Ảnh: Lê Cường

Những bài học ý nghĩa với thế hệ trẻ

GD&TĐ - Thời gian qua, trường học tại Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô GD tinh thần yêu nước cho HS.

Vùng thường xuyên bị ngập lụt cần có nhà chống lũ cho gia súc. Ảnh: INT

Làm nhà cho gia súc

GD&TĐ - Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội, nhiều khu dân cư ở các vùng thường xuyên bị ngập lụt đã có nhà cộng đồng.

Minh họa/INT

Chia rẽ vì Ukraine

GD&TĐ - Hồi tháng 8 vừa qua, Hungary đã công bố các chính sách nới lỏng yêu cầu thị thực với công dân 8 nước, trong đó có Nga và Belarus.