Hải Phòng: Xúc tiến thủ tục công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố

GD&TĐ - Ngày 29/12, đoàn nghiên cứu thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam và một số nhà khoa học tiếp tục khảo sát, nghiên cứu tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu tại bãi cọc Cao Quỳ
Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu tại bãi cọc Cao Quỳ
Từng chiếc cọc trong bãi cọc Cao Quỳ được đánh số hiệu
Từng chiếc cọc trong bãi cọc Cao Quỳ được đánh số hiệu  

Theo đó, để xác định quy mô và tìm thêm những chứng tích liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần tại bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên), TP. Hải Phòng đã phối hợp với các nhà khoa học tiếp tục mở rộng nghiên cứu, khảo sát quanh khu vực phát lộ bãi cọc.

Ngày 30/12, trao đổi với GD&TĐ, ông Nguyễn Tiến Tập, Chủ tịch UBND xã Liên Khê cho biết, đoàn công tác gồm các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu tại khu vực phát lộ bãi cọc.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu tại bãi cọc Cao Quỳ
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu tại bãi cọc Cao Quỳ 

Theo TS. Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, để xác định rõ quy mô, cũng như tìm thêm những chứng tích lịch sử ở Cao Quỳ các kỹ thuật tiên tiến sẽ được sử dụng.

Trước đó, ngày 21/12, trong Hội nghị “Báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng”, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc phát lộ bãi cọc Cao Quỳ đã mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến thắng Bạch Đằng của quân dân nhà Trần. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên nóng vội đưa ra kết luận mà cần mở rộng nghiên cứu, tìm thêm những chứng tích liên quan.

Việc phát hiện ra bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến trận Bạch Đằng năm 1288
Việc phát hiện ra bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến trận Bạch Đằng năm 1288 

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Văn Thành cho rằng, việc phát hiện bãi cọc Bạch Đằng mang lại ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với chính quyền và nhân dân thành phố. Những chứng tích lịch sử này là cơ hội để hậu thế tiếp nối quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, làm sáng tỏ những điều còn ẩn dấu trong lòng đất; nhằm khẳng định hơn nữa vai trò của dòng sông Bạch Đằng, của vùng đất Hải Phòng trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Ông Lê Văn Thành đề nghị đoàn nghiên cứu tiếp tục thăm dò, khảo sát quy mô bãi cọc theo trọng tâm; các ngành chức năng khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch trong khu vực; tiến hành các thủ tục công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích cấp thành phố, tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận đây là di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ