Hải Phòng tổ chức chuyên đề Dạy học môn Lịch sử - Địa lý lớp 7

GD&TĐ - Sáng 1/10, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức Chuyên đề theo Chương trình GDPT 2018 năm học 2022 – 2023.

Quang cảnh buổi chuyên đề.
Quang cảnh buổi chuyên đề.

Tiết dạy minh họa do cô Nguyễn Hồng Hà và học sinh lớp 7A3 trường THCS Ngô Gia Tự (Hồng Bàng) thực hiện. Cô Hà cùng học sinh lên lớp Chủ đề 1: Các cuộc đại phát kiến địa lý, bộ sách Kết nối tri thức.

Chuyên đề có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Trường và ông Đỗ Anh Dũng, Chuyên viên Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT; ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cùng hàng trăm cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên môn Lịch sử - Địa lý các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Theo đánh giá, Chuyên đề thể hiện định hướng thống nhất về nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở môn học Lịch sử - Địa lý Chương trình GDPT 2018.

Chuyên đề cũng là cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục THCS theo Chương trình GDPT 2018.

Học sinh báo cáo phần chuẩn bị kiến thức về nhà của mình qua màn kịch nhỏ.

Học sinh báo cáo phần chuẩn bị kiến thức về nhà của mình qua màn kịch nhỏ.

Trong bài dạy minh họa, cô Hà đã cùng học sinh tìm hiểu về nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lý; học sinh cùng nhau làm việc nhóm mô tả hành trình cuộc thám hiểm do C. Cô-lôm-bô tiến hành.

Học sinh làm việc nhóm.

Học sinh làm việc nhóm.

Từ sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh tìm hiểu về phát kiến địa lý và ý nghĩa cuộc phát kiến địa lý của C. Cô-lôm-bô; học sinh được cùng nhau phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.

Đại diện nhóm, học sinh trình bày về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý.

Đại diện nhóm, học sinh trình bày về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý.

Qua bài học, trò được rèn luyện năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo; năng lực lịch sử, địa lý. Bên cạnh đó, học sinh được rèn phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, tinh thần vượt khó, dũng cảm.

Cô Phạm Thị Nga Thanh, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo phát biểu ý kiến xung quanh chuyên đề.

Cô Phạm Thị Nga Thanh, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo phát biểu ý kiến xung quanh chuyên đề.

Chuyên đề được các đại biểu, lãnh đạo ngành đánh giá cao. Tuy nhiên, một số giáo viên đến từ các trường THCS còn băn khoăn về cách thức tổ chức một giờ dạy thực tế với việc tổ chức các trò chơi; thời gian để chuẩn bị các màn kịch của học sinh mất nhiều thời gian không phù hợp với không gian và thời gian cho một tiết dạy.

Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục chia sẻ, thảo luận về lý luận và thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện hiệu quả, khắc phục những khó khăn vướng mắc trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình mới. Đồng thời, còn là dịp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn; nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy - học. Tạo cơ hội học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên và giáo viên trong nhà trường, giữa các trường THCS trên toàn thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.