Học sinh Hải Phòng hào hứng với trải nghiệm STEM đo chu vi trái đất

GD&TĐ - Vào ngày thu phân 23/9, hơn 600 học sinh lớp 10 THPT Lê Quý Đôn (quận Hải An) tổ chức đo chu vi trái đất. 

Học sinh thực hành đo chu vi trái đất từ lúc 11h40 ngày 23/9.
Học sinh thực hành đo chu vi trái đất từ lúc 11h40 ngày 23/9.

Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực để triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018, giáo dục STEM đặc biệt được quan tâm và đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục.

Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục STEM, Trường THPT Lê Quý Đôn đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường từ năm học 2016-2017.

Qua mỗi năm học, nhà trường đã từng bước hoàn thiện từ định hướng giáo dục STEM chuyển sang giáo dục STEM, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học để triển khai chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 10 năm học 2022-2023.

Hơn 600 học sinh lớp 10 tập trung dưới sân trường để sẵn sàng trải nghiệm đo chu vi trái đất.

Hơn 600 học sinh lớp 10 tập trung dưới sân trường để sẵn sàng trải nghiệm đo chu vi trái đất.

Vào ngày thu phân 23/9, Trường THPT Lê Quý Đôn tổ chức đo chu vi trái đất. Đây là hoạt động trải nghiệm STEM hàng năm dành cho học sinh khối lớp 10, thực hiện 1 trong 10 thí nghiệm đẹp nhất của nhân loại. Các em được thầy cô cung cấp kiến thức, sau đó tự thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, báo cáo kết quả.

Thí nghiệm đo chu vi trái đất nhằm giúp học sinh tìm hiểu cách các nhà khoa học Eratosthenes thời cổ đại dùng để đo chu vi trái đất. Qua đây, học sinh có kiến thức thực nghiệm địa lý, thiên văn và ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Hoạt động trải nghiệm được thiết kế dưới dạng cuộc thi giữa các lớp.

Hoạt động trải nghiệm được thiết kế dưới dạng cuộc thi giữa các lớp.

Hoạt động này được thể hiện dưới hình thức cuộc thi, các thầy cô giáo hướng dẫn, làm giám khảo, tổng kết, trao thưởng. Đây cũng là sân chơi lành mạnh, hấp dẫn, giúp học trò phát huy tính sáng tạo và lòng yêu thích khoa học; nâng cao kiến thức, hiểu biết thực tế về các hiện tượng thiên văn và vận dụng các thuật toán.

STEM đo chu vi trái đất là sự kết hợp kiến thức liên môn: Vật lý- Toán- Địa lý. Quá trình học tập cũng như thực hành, học sinh khối 10 đã tích cực chuẩn bị và hào hứng tham gia.

Thầy giáo Trần Mạnh Cường- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ với học sinh lớp 10 trước giờ thực nghiệm.

Thầy giáo Trần Mạnh Cường- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ với học sinh lớp 10 trước giờ thực nghiệm.

Em Nguyễn Hoài Nam, học sinh lớp 10C14 chia sẻ: "Chúng em đã được học lý thuyết về đo chu vi trái đất cách đây 2 tuần. Để thực hành trong buổi hôm nay, lớp đã phân công các thành viên chuẩn bị các dụng cụ như: giá đo, thước, máy tính, poster, đồng hồ...Đây là hoạt động tích hợp liên môn và chúng em đã được học kĩ lý thuyết. Các thành viên trong lớp rất thích thú vì được ứng dụng lý thuyết vào thực tế.

Học sinh hào hứng tham gia hoạt động trải nghiệm.

Học sinh hào hứng tham gia hoạt động trải nghiệm.

Thầy giáo Trần Mạnh Cường- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ: Cùng với các hoạt động giáo dục trọng tâm trong năm học, giáo dục STEM sẽ góp phần tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu, chất lượng giáo dục của trường THPT Lê Quý Đôn, ngôi trường màu xanh tại thành phố Cảng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.