Bởi vì tất cả những gì bạn nhận được ngày hôm nay, đều là kết quả của những gì bạn làm lúc trước. Bạn mới chính là nguyên nhân duy nhất.
1. Đối nhân xử thế không có giới hạn
Có một số người, khi yên bình thì luôn tỏ ra thân thiết với người ta, đến lúc bị ảnh hưởng lợi ích thì lập tức trở mặt. Mối quan hệ có tốt đến đâu họ cũng có thể phá cho bằng hỏng. Tại sao họ lại dễ dàng trở mặt đến thế? Chính là bởi vì trong các mối quan hệ đó, họ cư xử không hề có giới hạn.
Muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với người khác, quan trọng nhất là phải biết giữ giới hạn, đừng quá đáng. Nhiều bạn trẻ suốt ngày xưng huynh gọi đệ với người ta, thân thiết y như anh em ruột, nhưng quá thân thiết cũng lại dễ khiến những kẻ lòng dạ không lương thiện nhân cơ hội lợi dụng. Họ biết tất cả về bạn, lợi dụng điều đó để hại bạn là chuyện dễ như trở bàn tay.
Có những người, vì đã hiểu quá rõ về đối phương, còn lợi dụng những gì mình biết để khống chế người ta. Đến lúc trở thành nạn nhân rồi mới hối tiếc đã tùy tiện để lộ chuyện riêng tư của mình thì đã quá muộn.
Sống có giới hạn là một phương thức bảo vệ bản thân hữu hiệu, cũng là có trách nhiệm với người khác. Nếu có ai đó định vượt quá giới hạn của bạn, bạn phải lập tức đề cao cảnh giác, giữ khoảng cách với người đó.
Bạn cũng đừng nghĩ đến chuyện xâm phạm vào không gian riêng tư của người khác. Đó là thế giới riêng của họ, làm vậy sẽ dễ phá hỏng mối quan hệ.
Không có giới hạn, thì cũng không có các mối quan hệ tốt đẹp và "khỏe mạnh". Khi bạn có giới hạn của riêng mình, bạn sẽ biết giữ chừng mực, biết tiến biết lùi, cũng khiến mọi người thoải mái hơn khi tiếp xúc với bạn. Thế là mạng lưới quan hệ xã hội của bạn sẽ dần tốt lên, may mắn cũng sẽ tìm tới.
2. Toàn lý thuyết suông, đọc sách "chết"
Khi đọc sách, chúng ta phải biết tận dụng những tri thức trong đó, nhưng đừng áp dụng rập khuôn, cũng đừng nhắm mắt mà dùng.
Có một câu nói thế này: "Nếu sách viết gì bạn cũng tin, thì thà bạn đừng đọc nữa". Ý tôi muốn nói cũng chính là như thế. Nếu bạn đọc một cuốn sách rồi cứ thế sử dụng lý luận trong đó một cách máy móc, không hề có tinh thần hoài nghi hay đánh giá khách quan gì về nó, nghiêm túc học tập, lĩnh hội từng chút tri thức còn ẩn giấu, vậy thì, bạn chỉ đang "ngắm bìa", đang đọc một cuốn sách "chết" mà thôi.
Một con người thực sự biết đọc sách, sẽ suy nghĩ tại sao sách lại nói như vậy? Căn cứ vào đâu mà nói thế? Bối cảnh của nó là gì? Nếu vận dụng vào cuộc sống thì có lợi ích gì không? Bên cạnh đó thì tác dụng phụ của nó là gì? Khi bạn cân nhắc đến nhiều mặt của vấn đề, thì bạn đã đang dần tiếp thu được những phần kiến thức còn ẩn giấu, chạm tay vào giá trị thực sự của cuốn sách rồi đấy. Và cũng chỉ khi đó, kiến thức trong sách mới có thể được vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Một người chỉ biết đọc "sách chết", lại còn mù quáng làm theo tất cả những gì sách nói, sẽ chỉ gây ra những trò nực cười, mà thậm chí còn bị tổn hại rất nhiều. Bạn nhất định phải tránh việc đọc sách "chết", chúng ta là con người, chúng ta đọc sách để nhận về cho mình những giá trị vô tận, đừng làm con mọt sách vô tri.
Tóm lại, sống có giới hạn, cũng chính là học cách làm người; biết cân nhắc suy nghĩ, tiếp thu đúng cách cũng chính là học cách đưa ra quyết định đúng đắn. Một kẻ biết làm người, biết làm việc, sẽ không thể xui xẻo mãi được. Khi bạn cảm thấy mình luôn không gặp may, làm gì cũng đụng trở ngại, thì hãy cân nhắc về hai điều trên nhé.