Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới

Ở nhiều nơi trên thế giới có những nghi lễ truyền thống hết sức kì lạ khi người dân chấp chịu đau đớn về thể xác thậm chí là “đổ máu” để cầu may.

Lấy dừa đập đầu cầu may ở Ấn Độ
Lấy dừa đập đầu cầu may ở Ấn Độ

 Lấy dừa đập đầu cầu may ở Ấn Độ

Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới ảnh 1

Hàng năm, tại bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, hàng nghìn tín đồ cùng nhau đến đền Mahalashmi để tham gia vào một nghi lễ truyền thống cầu tài lộc và sức khỏe hoặc để tạ ơn. Họ sẽ tập hợp thành đám đông và cùng chứng kiến cảnh các tu sĩ đập vỡ các quả dừa lớn trên đầu các tín hữu ngồi quỳ dưới đất. Điều kiện kèm theo là các tín đồ muốn tham gia phải từ 18 tuổi trở lên.

Nghi lễ này diễn ra hàng năm vào ngày thứ Ba thứ hai của tháng Tamil Aadi. Truyền thống được cho là bắt đầu vào thế kỷ 19 khi người Anh cố gắng xây dựng một tuyến đường sắt qua làng. Trước sự phản đối của người dân địa phương, người Anh đã đưa ra điều kiện thách thức là họ sẽ đổi hướng tuyến đường nếu người dân có thể đập vỡ đá bằng đầu của họ. Và khi họ làm được điều này, tuyến đường sắt đã phải chuyển qua địa phương khác để xây dựng. Các tảng đá sau đó được thay bằng dừa để đập đầu những người sùng đạo.

Tuy nhiên, nghi lễ này cũng đi kèm rất nhiều rủi ro tùy thuộc vào kích thước của quả dừa cũng như lực tay của người đập. Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư phẫu thuật thần kinh Anil Kumar Peethambaran cho biết việc đập dừa có thể gây tổn thương đến hộp sọ và thực sự gây nguy hiểm nếu đập mà quả dừa không vỡ. Cùng với đó là mỗi năm có hàng chục người phải điều trị do chấn thương đầu nghiêm trọng. Không còn gì trớ trêu hơn khi truyền thống cầu phúc này có thể gây chết người.

Phụ nữ đánh nhau để cầu mưa ở Mexico

Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới ảnh 2

Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới ảnh 3

Với những người nông dân, không gì đáng sợ hơn là gặp hạn hán, vì thế ở nhiều nền văn hóa có những nghi lễ để cầu mưa. Thậm chí là ngày nay, một số người dân bản địa Mỹ vẫn thực hiện vũ điệu cầu mưa hay người dân ở Takhatpur, Ấn Độ thì tổ chức đám cưới ếch. Tuy nhiên, những thôn nữ vùng La Esperanza, Guerrero, Mexico lại có một nghi thức hoàn toàn khác biệt.

Vào tháng 5 hàng năm, trong khi những người đàn ông ra đồng để trồng trọt, phụ nữ trong làng lại tất bật chuẩn bị cho bữa tiệc lớn với nhiều loại thực phẩm như gà, trứng, cơm, bánh ngô… Họ mang đồ ăn tới khu nghi lễ để chia cho những người khác trong làng. Đây là một ngày lễ truyền thống dâng lên các vị thần đề cầu mưa cho làng trong suốt mùa vụ.

Sau khi hoàn thành xong việc cầu khấn và dâng hương hoa, lễ vật lên các vị thần, tất cả sẽ tập trung thành vòng tròn lớn và chờ người dân từ các thôn làng kế bên tới. Bên trong vòng tròn những người phụ nữ từ già đến trẻ bắt đầu tìm kiếm đối thủ từ làng bên và xông vào đấu tay không. Đôi khi cả đàn ông và trẻ con cũng tham gia vào cuộc chiến.

Đó quả là một ngày dài đẫm máu với mục đích làm cho người kia “đổ máu” nhiều nhất có thể. Sẽ không có người thua kẻ thắng, không thù hận và cuộc đấu sẽ kết thúc bằng những cái ôm thân thiện. Cuối ngày, những người phụ nữ trở về nhà với khuôn mặt “đẫm máu” cùng nụ cười nở trên môi. Với họ, sự hi sinh này là ý nghĩa, các vị thần sẽ ghi nhận và ban tặng cho họ mưa thuận gió hòa, một vụ mùa bội thu.

Để bò dẫm lên người để cầu may ở Ấn Độ

Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới ảnh 4

Hãi hùng với những nghi lễ cầu may “có một không hai” trên thế giới ảnh 5

Trong các ngôi làng xung quanh khu vực Ujjain, Ấn Độ, truyền thống hàng năm của đàn ông trong vùng là bị dẫm bởi những con bò trong ngày lễ Ekadashi. Lễ hội kỳ lạ này đã được duy trì trong nhiều thế kỷ. Bò là con vật linh theo theo đạo Hindu, Ấn vì thế không ai than phiền về việc bị thương bởi truyền thống có vẻ đáng sợ này.

Trước khi tiến hành nghi lễ, những con bò sẽ được trang trí bởi những hình vẽ henna và đồ trang sức có màu sắc rực rỡ. Giữa đám đông vây quanh, những người đàn ông đeo vòng hoa và nằm trên phố và để bò dẫm lên mình. Họ tin rằng, bằng nghi lễ này những lời cầu nguyện của họ sẽ được các vì thần Hindu hồi đáp và họ sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm tới.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ