Nội dung tin tức, một bé gái 12 tuổi ở Ôn Châu, Trung Quốc, cách đây 1 năm cô bé đã bắt đầu bị suy giảm thị lực. Tuy nhiên, một tháng trước, mắt bên phải của cô bé đột nhiên không nhìn thấy gì.
Sau khi được các bác sĩ ở Bệnh viện mắt Đại học Y khoa Ôn Châu kiểm tra phát hiện, tầm nhìn mắt phải của cô bé chỉ trong phạm vi 15m, chỉ có thể nhìn thấy các ngón tay lắc lư.
Bé gái 12 tuổi đột nhiên bị suy giảm thị lực (Ảnh minh họa).
Thật trùng hợp, ở bệnh viện cũng tiếp nhận một bé nam 15 tuổi, thị lực mắt phải cũng bị suy giảm, kiểm tra phát hiện, có một màng tăng sinh ở trên võng mạc của mắt phải, thị lực mắt phải của cậu bé chỉ còn 0,04.
Cuối cùng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực của 2 đứa trẻ này là do bị nhiễm giun đũa chó. Vậy ở đâu thường xuất hiện loại giun đũa chó? Giun đũa chó làm thế nào có thể thâm nhập vào mắt người?
Giun đũa chó là gì?
Theo phân tích, cả hai bệnh nhân nhi đều có lịch sử tiếp xúc gần gũi với chó cưng. Giun đũa chó thường ký sinh trong ruột của chó hoặc mèo. Chúng bài tiết qua phân, trứng sẽ nằm rải rác khắp nơi, nếu không cẩn thận tiếp xúc hoặc là vô tình ăn phải thực phẩm nhiễm bệnh.
Trứng trong cơ thể sẽ nở thành ấu trùng, lại từ đường ruột đi vào máu, cuối cùng đi đến các cơ quan nội tạng khác nhau, thậm chí là cả mắt.
Nhiễm giun đũa chó không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Nhìn chung, triệu chứng nhiễm trùng ở người trưởng thành tương đối nhẹ, giai đoạn đầu trên lâm sàng không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có tăng bạch cầu ái toan.
Nhiễm giun đũa chó phổ biển ở trẻ nhỏ, trẻ trong giai đoạn từ 4-10 tuổi tỉ lệ mắc bệnh có thể đạt tới 14%. Khi giun đũa chó xâm nhập vào các mạch máu của mắt, triệu chứng thường gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa.
Ngoài việc phá hủy trực tiếp kết cấu của mắt như thủy tinh thể, võng mạc, màng mạch (trong mắt), còn làm rối loạn sự phát triển của thị giác và hình thành nhược thị.
Nhiễm trùng nhẹ có thể duy trì thị lực nhất định sau khi điều trị hiệu quả. Trẻ bị nhiễm nặng hoặc điều trị chậm trễ có thể bị mù vĩnh viễn, thậm chí còn bị teo nhãn cầu, nhãn cầu đen biến tính thành trắng.
Chúng ta có nên tiếp xúc trực tiếp với thú cưng không?
Thực tế, mèo và chó không phải là khi sinh ra đã mang côn trùng trên người, mà là sau này mới bị nhiễm. Chó hoặc mèo do ăn phải thực phẩm bị nhiễm trứng của giun chó, mới bị nhiễm bệnh.
Nếu từ khi chó hoặc mèo được sinh ra, được con người nuôi dưỡng, lại cho ăn uống, vệ sinh cần thận thì xác suất mắc bệnh cũng khá ít.
Ngoài ra, cũng có một số trẻ bị nhiễm giun đũa chó ngay cả khi trong nhà không nuôi chó, mèo. Trong cuộc sống có rất nhiều nơi chứa trứng của ký sinh trùng, ví dụ như bãi cát nhỏ, công viên… Do đó, khi trẻ chơi bên ngoài cần chú ý vệ sinh, rửa tay sạch sẽ.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng giun đũa chó?
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
1. Trước tiên, mọi người hãy chú ý đến vệ sinh sạch sẽ toàn cơ thể, chẳng may chạm vào chất thải của động vật cần phải rửa tay bằng xà phòng.
2. Nuôi thú cưng một cách khoa học, cho thú cưng ăn các loại thực phẩm được nấu chín hoặc các loại thực phẩm tiêng biệt giành cho chó, mèo. Thường xuyên đưa thú cưng đến các cơ sở tiêm chủng và tẩy giun.
3. Mọi người nên chú ý đến vệ sinh thực phẩm, các loại thịt phải được nấu chín hoàn toàn, tránh ăn thực phẩm tái, sống, rau cũng phải được rửa sạch và nấu chín.
Đối với các hộ gia đình có vật nuôi, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường ở trên mắt, người lớn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời, tránh trì hoãn bệnh và tránh tự ý dùng thuốc.