Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép

GD&TĐ - "Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép đóng góp tích cực vào chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT" - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép
Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép ảnh 1Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép ảnh 2Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép ảnh 3Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép ảnh 4Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép ảnh 5

Chiều 11/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Buổi làm việc tập trung vào phương án đổi mới tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội và một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Kiểm định chất lượng – ĐHQG Hà Nội. 

Trung tâm Kiểm định chất lượng GD sẽ đảm nhận tốt công việc

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội - đã giới thiệu thế mạnh của ĐHQG Hà Nội trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học lớn, có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những đề tài khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đã chuẩn bị các tiền đề khoa học và thực tiễn cho hoạt động, nguồn nhân lực cũng như hoàn tất điều kiện hoạt động. 

Trung tâm có đội ngũ chuyên gia đã được đào tạo tập huấn trong nước và quốc tế. Trong đó có 16 cán bộ đã được tập huấn và nhận chứng chỉ chuyên gia đánh giá ngoài của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng vùng Đông Bắc, Hoa Kỳ (gọi tắt là NEASC, nơi có các trường nổi tiếng như ĐH Havard, MIT); 40 chuyên gia được cấp chứng chỉ của AUN, chứng nhận của ABET, UNESCO, APQN, QAA... Chắc chắn Trung tâm sẽ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận nỗ lực trong đổi mới tuyển sinh

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng Đề án tuyển sinh riêng của ĐHQG Hà Nội đã thể hiện chiều sâu, tính lâu dài, có thể triển khai rộng rãi, hy vọng đánh dấu bước phát triển mới của trong hoạt động đổi mới tuyển sinh. 

Về những cố gắng của ĐHQG Hà Nội trong việc đưa Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đi vào hoạt động Thứ trưởng cho rằng: 

Đây là Trung tâm đầu tiên được thành lập trên cả nước, hy vọng sẽ đáp ứng hiệu quả hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo nói chung cũng như cung cấp chuyên gia kiểm định chất lượng đào tạo trên cả nước. 

Đồng thời, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và ĐHQG Hà Nội sẽ ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.

Binh đoàn chủ lực

Phát biểu kết luận Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Chính phủ, Bộ GD&ĐT chủ trương phân cấp triệt để quyền tự chủ của ĐHQG Hà Nội.

Bộ trưởng nhấn mạnh: ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM phải là 2 quả đấm thép, 2 binh đoàn chủ lực đóng góp tích cực vào chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT.

Liên quan đến Đề án tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội, Bộ trưởng bày tỏ vui mừng vì Đề án đã tiếp cận cách đánh giá mới, có tham khảo các nền giáo dục tiên tiến. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhắc nhở đổi mới theo cách đánh giá năng lực làm thế nào để học sinh theo kịp và phải có lộ trình thích hợp.

Đề án cần được chi tiết hóa nhiều hơn, từ việc ra đề, chấm thi đến việc đẩy mạnh tuyên truyền sao cho tất cả học sinh đều biết mà không còn lo lắng.

Bộ trưởng cũng gửi niềm tin vào việc thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục. Bộ trưởng yêu cầu hoạt động của Trung tâm phải đáp ứng nhu cầu kiểm định giáo dục cho các nhà trường. Bộ GD&ĐT ủng hộ và tạo mọi điều kiện để Trung tâm hoạt động.

Thay mặt lãnh đạo ĐHQG Hà Nội, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ đã bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bùi Văn Ga và các thành viên đã có những ý kiến trao đổi thẳng thắn, mang đầy tính xây dựng với nhà trường. 

Nhân dịp này, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã trao tặng Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ĐHQG Hà Nội cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Bùi Văn Ga.

Đề án thí điểm đổi mới tuyển sinh đại học tại ĐHQG Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá toàn diện năng lực có mục tiêu tổng quát là đổi mới phương thức và nội dung tuyển sinh để tuyển chọn được ứng viên có đủ những năng lực, phẩm chất cần thiết và phù hợp để học tập tốt ở bậc ĐH; giảm áp lực xã hội trong các kỳ tuyển sinh đại học; phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng đổi mới của giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ