Hà Nội: Tổ chức hiệu quả mô hình lớp học điện tử

Hà Nội: Tổ chức hiệu quả mô hình lớp học điện tử

Ông Phạm Gia Hữu- Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết, ngay từ những ngày đầu tháng 2/2020, Phòng đã chỉ đạo các trường học thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng chống dịch bệnh đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thông tin đầy đủ đến học sinh, cha mẹ học sinh các nội dung về chăm sóc sức khỏe và công tác phòng chống dịch bệnh, thường xuyên phối hợp với UBND các phường tăng cường quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trong công tác phòng chống dịch; nghiêm cấm giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh cấp tiểu học và THCS, tổ chức trông giữ trẻ đối với cấp học mầm non.

Với phương châm “chống dịch tại chỗ”, để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất chuẩn bị đón học sinh quay trở lại trường học tập, Phòng đã tham mưu UBND quận đầu tư kinh phí 2,850 tỷ đồng cho các trường mầm non, tiểu học, THCS (mỗi trường được hỗ trợ từ 50 đến 80 triệu đồng), chỉ đạo các trường tích cực triển khai xã hội hóa từ nguồn của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Tính đến nay, các trường đã đảm bảo trang bị đủ mỗi lớp 1 máy đo thân nhiệt, đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, phục vụ học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên khi trở lại trường học.

Để đảm bảo kiến thức cho học sinh trong thời gian nghỉ học kéo dài, các trường tiểu học, THCS tổ chức hiệu quả các nội dung ôn tập, học tập văn hóa cho học sinh theo mô hình lớp học điện tử. Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, các chuyên đề dạy học trực tuyến; chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học kỳ II theo các kịch bản với mục tiêu hoàn thành chương trình năm học trước ngày 15/7/2020.

Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học liệu để tổ chức dạy học qua Internet theo kế hoạch của nhà trường, phối hợp với cha mẹ học sinh quản lý, kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của con em; phê duyệt nội dung bài học và học liệu điện tử; đảm bảo yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để tổ chức hoạt động dạy học qua Internet của giáo viên và học sinh của nhà trường.

Đảm bảo ôn tập, dạy học kiến thức mới cho học sinh theo đúng hướng dẫn chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT trong thời gian nghỉ học kéo dài do dịch bệnh, chú trọng việc hoàn thành chương trình cấp học và tổ chức ôn luyện cho học sinh lớp 9 dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 đạt kết quả cao; tạo sự đồng thuận cao trong CMHS và dư luận xã hội.

Cùng với cấp tiểu học và THCS, cấp học mầm non đã tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi học sinh. Các nhà trường đã giới thiệu các kênh truyền hình, các hình thức CNTT để có thể tuyên truyền với PHHS thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi tại nhà; đăng tải trên website, nhóm zalo lớp giáo án điện tử, bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi đối với học sinh các độ tuổi.

Đặc biệt, để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1, đối với học sinh mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), các nhà trường đã tăng cường xây dựng các video trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái, làm quen với số đếm; phối hợp PHHS cùng hướng dẫn, dạy và chơi với trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.