Sáng 16/4, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang khai mạc Hội thảo triển khai thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học với gần 100 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên Phòng GDMN-GDTH (Sở GD&ĐT); lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, đại diện cán bộ quản lý tiểu học của 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham dự.
Đại biểu tham dự Hội nghị. |
Tại Hội nghị, các đại biểu được Ban tổ chức giới thiệu về một số phương án kỹ thuật thực hiện Học bạ số; về quản lý, sử dụng học bạ của học sinh cấp tiểu học bao gồm phương thức sử dụng, vận hành các chức năng, nghiệp vụ cơ bản trong tạo lập và sử dụng Học bạ số. Cụ thể như: Tạo lập, cập nhật Học bạ số; Quản lý và lưu trữ Học bạ số; Sử dụng Học bạ số (tra cứu thông tin Học bạ số, thực hiện các thủ tục hành chính sử dụng, liên quan đến Học bạ số...); Kết nối, trao đổi dữ liệu Học bạ số với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đào tạo, cơ sở dữ liệu quốc gia...
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang phát biểu tại Hội nghị. |
Theo đó, có ít nhất 50% cơ sở giáo dục cấp tiểu học tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh An Giang bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, chủ động về nhân lực, nguồn lực để thực hiện các giải pháp, nội dung, yêu cầu đối với Học bạ số theo quy định… triển khai thực hiện thí điểm Học bạ số ở các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4 năm học 2023 – 2024 (các khối lớp thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT ngày 4/9/2020).
Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội nghị. |
Việc triển khai thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lí, sử dụng Học bạ số đáp ứng yêu cầu thay thế Học bạ giấy truyền thống trong thực hiện thủ tục hành chính có sử dụng Học bạ làm cơ sở để triển khai Học bạ số thống nhất trên toàn quốc.