Hà Nội: Tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

GD&TĐ - Sáng 3/12, hơn 300 cán bộ quản lý, cán bộ y tế, giáo viên các trường mầm non Hà Nội đã tham dự khóa tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2020-2021.

Bác sĩ hướng dẫn thực hành kỹ thuật băng cố định xương gãy
Bác sĩ hướng dẫn thực hành kỹ thuật băng cố định xương gãy

Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Phòng tránh các tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non trong môi trường giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của toàn thể các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Hà Nội thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ cốt cán các trường điểm của quận, huyện, thị xã về công tác phòng tránh tai nạn thương tích - phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, Sở đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tiếp tục triển khai các lớp tập huấn nhân rộng tại các quận, huyện, thị xã.

Tiếp nối thành công của khóa tập huấn năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương và Công ty Cổ phần Giáo dục Novastars tổ chức khóa tập huấn công tác “Phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2020-2021” tại Trường mầm non Tuổi Hoa (quận Ba Đình).

Khóa tập huấn được tổ chức với quy mô hơn 300 học viên gồm các cán bộ quản lý, cán bộ y tế, giáo viên cốt cán của các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục mầm non 30 quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội.

Ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu khai mạc khóa tập huấn
Ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phát biểu khai mạc khóa tập huấn

Đặc biệt khóa tập huấn năm nay đặc biệt quan tâm tới bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho các giáo viên tại các điểm lẻ của các sơ sở giáo dục mầm non để kịp thời sơ cấp cứu cho trẻ khi không may có tai nạn thương tích xảy ra.

Với đội ngũ giảng viên là hơn 20 bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp công tác tại Trung tâm cấp cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, khóa tập huấn đã cung cấp cho các học viên những kiến thức về kỹ năng sơ cấp cứu và thực hành nâng cao kỹ năng về phòng tránh và ứng phó với các tai nạn thương tích thường gặp của trẻ mầm non. Từ đó, học viên có tâm thế chủ động trong việc ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi tại cơ sở giáo dục.

Đồng thời, khóa tập huấn còn trang bị kiến thức giúp các học viên bình tĩnh, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra, giảm thiểu các hậu quả xuống mức thấp nhất có thể.

Lớp tập huấn về kỹ năng sơ cứu cấp cứu diễn ra sôi nổi với sự giảng dạy tận tâm của các bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm đến từ Bệnh viện Nhi trung ương với nội dung thiết thực, thời lượng được phân bố đan xen giữa lý thuyết và thực hành đã tạo được sự thu hút và hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ học viên.

Lớp học lí thuyết của khóa tập huấn
Lớp học lí thuyết của khóa tập huấn

Tại khóa tập huấn, các giảng viên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xa các tình huống có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Đồng thời, học viên được hướng dẫn thực hành trên ma-nơ-canh nhiều kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng xử lý cấp cứu (bình tĩnh, xử lý trẻ, gọi cứu trợ…), kĩ năng xử trí khi trẻ đuối nước, kỹ năng xử trí khi trẻ hóc dị vật; kỹ năng xử trí khi trẻ bị gãy xương (vùng tay, chân, cổ…); kĩ năng băng bó cầm máu vết thương, kĩ năng xử trí các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ…

Sau khóa học, các học viên bày tỏ mong muốn Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn cho các cơ sở giáo dục mầm non thuộc quận, huyện, thị xã để gồm các cán bộ quản lý, cán bộ y tế, giáo viên nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng cấp cứu cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...