Hà Nội sắp bầu Chủ tịch HĐND và 5 Phó Chủ tịch UBND TP

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 18 HĐND TP khóa XV diễn ra từ ngày 7-10/12 sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐND và 5 Phó Chủ tịch UBND TP.

Hà Nội sắp bầu Chủ tịch HĐND và 5 Phó Chủ tịch UBND TP

Chiều nay (21/11), phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hà Đông sau kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ thông tin, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XV diễn ra từ ngày 7-10/12 tới sẽ kiện toàn một loạt các vấn đề quan trọng cho năm 2021 và 5 năm tiếp theo của TP.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ

Theo đó, HĐND TP sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐND và 5 Phó Chủ tịch UBND TP.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội hiện nay là bà Nguyễn Thị Bích Ngọc. Hai Phó Chủ tịch HĐND TP là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, bà Phùng Thị Hồng Hà. Cả hai người đều tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ TP khóa 2020-2025.

Tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII vừa qua, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc không tái cử Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa mới.

Còn ông Nguyễn Ngọc Tuấn tái cử, được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Theo phân công của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ông được giới thiệu để bầu chức vụ Chủ tịch HĐND  TP.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội hiện nay là ông Chu Ngọc Anh. Sáu Phó Chủ tịch UBND TP gồm các ông Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Sơn, Ngô Văn Quý và ông Nguyễn Doãn Toản.

Tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, chỉ có ông Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Doãn Toản tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa 2020-2025. Ông Sơn và ông Toản cũng được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy khóa 2020-2025.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phân công ông Lê Hồng Sơn tiếp tục làm Phó Chủ tịch UBND TP, còn ông Nguyễn Doãn Toản được phân công giữ chức Trưởng ban Dân vận Thành ủy.

Mong đường sắt Cát Linh - Hà Đông sớm đưa vào khai thác 

Cũng tại buổi tiếp xúc, cử tri Bùi Văn Tiến (phường Phú Lãm) cho biết, kể từ ngày khởi công đến nay (năm 2011), tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhận được nhiều kỳ vọng của nhân dân trên địa bàn.

“Thời điểm đó, nhân dân chúng tôi mong tuyến đường này sớm đi vào hoạt động, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”, ông Tiến nói.

Tuy nhiên, gần 10 năm trôi qua, đến nay tuyến đường sắt vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại.

Ông mong Chính phủ, Bộ GTVT và TP Hà Nội sớm đưa dự án vào vận hành thương mại.

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, trước đây TP cùng Bộ GTVT rất mong muốn đưa tuyến đường sắt vào vận hành thương mại trong tháng 10/2020. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, các chuyên gia của Pháp và Trung Quốc không thể sang Việt Nam để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

Cụ thể, các chuyên gia Pháp không có đường bay sang Việt Nam. Với các chuyên gia Trung Quốc, các bên liên quan đã tính đến việc họ di chuyển bằng đường bộ sang Việt Nam cách ly theo quy định. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thực hiện được vì thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, các chuyên gia cũng không thể di chuyển theo kế hoạch.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, đến nay các chuyên gia đã sang Việt Nam để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

“Đến nay, 12/13 chứng nhận để vận hành tuyến đường sắt đã được công nhận. Chỉ còn chạy thử lần cuối là đưa tuyến vào vận hành thương mại”, ông Huệ nói.

Lãnh đạo Thành uỷ cho biết, tất cả các nội dung TP được giao để chuẩn bị tiếp nhận, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được thực hiện trọn vẹn.

Liên quan đến chi trả khoản vay thực hiện dự án và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên trục đường từ Hà Đông vào nội thành, nên Hà Nội cũng mong muốn tuyến đường này sớm đưa vào khai thác thương mại, dự kiến là trước Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra trong tháng 1/2021.

Theo vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.