Hà Nội quyết định bổ sung 2648 biên chế giáo viên

GD&TĐ - Hà Nội bổ sung 2648 biên chế giáo viên do đang thiếu so với định mức Bộ GD&ĐT quy định là 16.004 người.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 29/3, tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố năm học 2023-2024.

Theo ông Trần Đình Cảnh - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, lý do thông qua nghị quyết trên do thực trạng biên chế viên chức giáo dục của thành phố Hà Nội vẫn thiếu.

Trong năm học 2023- 2024, căn cứ quy hoạch mạng lưới trường học, đã có 33 trường mầm non, phổ thông công lập được thành lập mới và đưa vào hoạt động tại các quận, huyện, thị xã với quy mô 554 lớp học và 19.350 học sinh. Số biên chế sự nghiệp giáo dục thiếu so với định mức do Bộ GD&ĐT quy định là 16.004 người.

Năm học 2023-2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục, Ban Tổ chức Trung ương quyết định thông báo bổ sung 2648 biên chế (đạt 16,54% so với số viên chức còn thiếu, đạt 29,62% so với số thành phố đề nghị bổ sung).

Trên cơ sở nội dung trình của UBND thành phố, HĐND thành phố thống nhất điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2024 lên 116.185 biên chế, trong đó bổ sung 2648 biên chế theo Quyết định số 2362-QĐ/BTCTƯ ngày 6/12/2023 của Ban Tổ chức Trung ương.

HĐND thành phố giao bổ sung 2648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024 cho Sở GD&ĐT, UBND quận, huyện, thị xã. Trong đó, biên chế viên chức các trường THPT là 447 chỉ tiêu; biên chế viên chức các trường THCS là 1033; biên chế viên chức các trường tiểu học là 977; biên chế viên chức các trường mầm non là 191.

HĐND TP Hà Nội giao UBND TP tổ chức triển khai giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục theo đúng Nghị quyết, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch; thực hiện việc quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao; chỉ đạo việc tuyển dụng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng bậc học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

NATO có thể chiếm Odessa?

NATO có thể chiếm Odessa?

GD&TĐ - Theo các chuyên gia phân tích, tình hình Ukraine đang xấu đi và NATO có thể quyết định thò tay vào thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.