Hà Nội lên kịch bản “giải cứu” hành khách nếu đường sắt Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố

Hà Nội lên kịch bản "giải cứu" hành khách nếu đường sắt Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố

Hà Nội lên kịch bản “giải cứu” hành khách nếu đường sắt Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố

Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất phương án kết nối, trung chuyển hành khách giữa phương tiện vận tải xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông với 3 kịch bản được xây dựng cho tình huống xấu nhất xảy ra.

Theo kịch bản thứ nhất, Sở GTVT Hà Nội đề ra, trong 15 ngày đầu hoạt động miễn phí sẽ tổ chức khai thác các tuyến xe buýt theo phương án như hiện nay để đảm bảo cho việc đi lại của hành khách không bị xáo trộn trong thời gian đầu trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị.

Hà Nội lên kịch bản giải cứu hành khách nếu đường sắt Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố - 1

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều tháng chạy thử nghiệm vẫn chưa đưa vào vận hành

Sau 15 ngày hoạt động miễn phí, đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoạt động bình thường với 10 đoàn tàu.

Sở GTVT Hà Nội đưa ra kịch bản thứ 2 là sẽ tổ chức, điều chỉnh lại các tuyến buýt nhằm đảm bảo các mục tiêu kết nối, trung chuyển hành khách giữa các tuyến xe buýt với tuyến đường sắt 2A Cát Linh - Hà Đông.

Cụ thể, Sở GTVT điều chỉnh có lộ trình 4 tuyến buýt gồm 2, 21, 27 và 33. Nhằm phân bố đều các tuyến buýt, đa dạng và mở rộng phạm vi kết nối. Cùng với đó, Sở GTVT điều chỉnh các tuyến buýt, tăng cường kết nối tại các ga đầu cuối và duy trì hoạt động của 20 tuyết buýt kết nối ngang lộ trình cùng với tuyến đường sắt 2A Cát Linh - Hà Đông.

Kịch bản thứ 3 của Sở GTVT đưa ra rất đáng chú ý và sát với thực tế, đang được nhiều người quan tâm là trong trường hợp đoàn tàu gặp sự cố và dừng hoạt động trên 2 tiếng trong 3 tháng đầu đưa vào hoạt động và khai thác thương mại, thì sẽ tổ chức thêm các lượt xe tăng cường để giải tỏa các hành khách tại ga.

Nếu trường hợp này xảy ra sau 3 tháng đưa vào vận tải hành khách thương mại thì sẽ điều chỉnh một phần các tuyến buýt số 2, 21, 27 chạy theo lộ trình ban đầu, cho đến khi đường sắt hoạt động trở lại.

Sau khi điều chỉnh các tuyến xe buýt, mức độ tiếp cận vận tải hành khách công cộng của người dân dân được thuận tiện hơn, thời gian di chuyển giảm xuống. Trật tự an toàn giao thông và tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường được cải thiện do nhu cầu sử dụng các phương tiện cá nhân giảm.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.