Hà Nội: Hướng dẫn người dân đi lại giữa 3 vùng từ ngày 6/9

GD&TĐ - Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt rào chắn cứng được lắp đặt tại điểm giáp ranh giữa các vùng.

Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt rào chắn cứng được lắp đặt tại điểm giáp ranh giữa các vùng.
Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt rào chắn cứng được lắp đặt tại điểm giáp ranh giữa các vùng.

Ngày 4/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo phương án tổ chức giao thông cho người và phương tiện qua các vùng ở Hà Nội theo Chỉ thị 20.

Theo nội dung thông báo, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc nhóm được phép ra đường theo Chỉ thị 20 của UBND TP. Hà Nội) có thể đi từ vùng 1 (vùng đỏ) ra-vào vùng 2 (vùng cam) thông qua 6 chốt tại: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.

Đối với người và phương tiện tham gia giao thông "được phép ra đường" nếu đi từ vùng 1 ra-vào vùng 3 (vùng xanh) thông qua 16 chốt: cống Liên Mạc, cầu Diễn, cầu Xuân Phương, cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, cầu 72 II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khê Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh, ngã ba đê Hữu Hồng - trạm bơm Hồng Vân.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt rào chắn cứng được lắp đặt tại điểm giáp ranh giữa các vùng trên các tuyến đường theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội.

Ngày 3/9, UBND TP Hà Nội tiếp tục chia 3 vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 (vùng đỏ) có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng vàng và xanh (khu vực ngoại thành) sẽ áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Cụ thể:

Vùng 1: Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô. Vùng này áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng và một số biện pháp ở mức cao hơn.

Vùng 2: Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Vùng này áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng và một số biện pháp ở mức cao hơn.

Vùng 3: toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy. Vùng này thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Gần một nửa học sinh Trường Tiểu học 2 xã Viên An đến trường bằng đò.

Lên đò theo đuổi sự học

GD&TĐ - Trường Tiểu học 2 xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nằm cách TP Cà Mau hơn 100 km là một trong những ngôi trường khó khăn nhất tỉnh Cà Mau.