Hà Nội đón hơn 550 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ

GD&TĐ - Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ ngày 30/4- 3/5), Thủ đô Hà Nội ước đón khoảng hơn 550 nghìn lượt khách, tăng gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020...

Du khách về phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây dịp 30/4 -1/5.
Du khách về phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây dịp 30/4 -1/5.

Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày (từ ngày 30/4-3/5), đã tạo thuận lợi để các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thành phố tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện đa dạng, hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Kết quả, Hà Nội ước đón khoảng hơn 550 nghìn lượt khách, tăng gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đón khoảng 2 nghìn lượt khách.

Tổng thu từ khách du lịch ước trên 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17 lần so với cùng kỳ năm 2020 (do năm 2021 dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 phải thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Vì vậy, khách du lịch phải hủy các tour du lịch để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo Trung ương và Thành phố.

Các khu điểm di tích chứng kiến lượng khách tăng mạnh như: Hoàng Thành Thăng Long đón khoảng 6 nghìn lượt khách, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón khoảng 15 nghìn lượt khách, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón khoảng 11.110 lượt khách, chùa Tây Phương đón khoảng 3.660 lượt khách...

Lượng khách đến các khu, điểm vui chơi giải trí cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể như: vườn thú Hà Nội đã đón khoảng 147.500 lượt khách, lượng khách đến khu du lịch Ao Vua, Tản Đà Resort và Khoang Xanh lần lượt đạt trên 30 nghìn lượt khách...

Bên cạnh đó, trong dịp nghỉ lễ Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hơn 30 nghìn suất quà cho du khách đến thăm, viếng tại lăng. Ngoài ra, trong dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022) và Quốc khánh 2/9/2022, Sở Du lịch sẽ tiếp tục tặng quà cho du khách đến thăm Lăng Bác.

Về hoạt động kinh doanh khách sạn, nhiều khách sạn trên địa bàn Hà Nội kích cầu bằng hình thức giảm giá phòng, giá dịch vụ từ 10%-65% với kỳ vọng lấp đầy số phòng hiện có của khách sạn. Các khu nghỉ dưỡng ngoại thành như: Melia Ba Vì, Paragon resort, Tản Đà resort, Thiên Sơn - Suối Ngà, Làng Mít... lượng khách đặt phòng khá cao, gần như kín phòng. 

Cùng với đó, một số khách sạn, khu căn hộ du lịch có công suất phòng cao như: Somerset Tây Hồ 60%, khách sạn Intrernter Continental Hà Nội Westlake (Tây Hồ) 60%, khách sạn Tản Đà 90%, khách sạn Lotte Hà Nội 80%, khách sạn InterContinnental Hanoi Landmark 72 đạt 60%, khách sạn SilkPath Hàng Khay 54.2%, khách sạn Dolce Hanoi Golden lake 41%, khách sạn Sheraton 37%, KS Hòa Bình 35%, khách sạn Bảo Sơn 20%, khách sạn Hilton Hanoi Opera 23%, khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre 26%, khách sạn Metropole 26%,...

Ước tính kỳ nghỉ lễ 30/4 - 3/5 công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn khoảng 42,2 %. Đối với các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ lượng khách và doanh thu tăng, ước đạt khoảng 40%, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chủ yếu là khối dịch vụ ăn uống.

Trong dịp nghỉ lễ năm nay, Sở Du lịch tổ chức Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022 tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, lễ hội thu hút được khoảng 65 nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Sở Du lịch đã phát động Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm Quà tặng Hà Nội năm 2022 và Cuộc thi Ảnh du lịch Hà Nội năm 2022 dành cho mọi đối tượng để khuyến khích lưu giữ hình ảnh đẹp về Hà Nội và thiết kế các sản phẩm quà tặng sáng tạo. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.