Một con hà mã tại khu bảo tồn thiên nhiên Kenya đã khiến nhiều người phải sững sờ vì nó quá nổi bật giữa cả đàn với bộ da màu… hồng. Tuy khác biệt nhưng con hà mã vẫn có cách riêng để sống sót trong môi trường hoang dã.
Hà mã không hề mắc chứng bạch tạng giống nhiều loài động vật khác. Con hà mã khác thường này mắc bệnh Leucistics - một loại bệnh thiếu tế bào sắc tố trên cơ thể động vật do quá trình phát triển khác thường.
Con hà mã hồng đặc biệt nổi bật giữa cả đàn.
Căn bệnh Leucistics cũng ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài vật. Việc chúng có màu sắc khác biệt sẽ nổi bật hơn, thu hút sự chú ý của những kẻ săn mồi. Ngoài ra, cơ thể con vật mắc bệnh sẽ dễ bị cháy nắng, gây nhiều bệnh khác.
Nhưng con hà mã có lợi thế ở chỗ chúng có kích thước lớn, có thể tự vệ chống lại kẻ thù khi gặp nguy hiểm. Ngoài ra, tuyến mồ hôi phát triển cũng tạo thành lớp chắn chống lại ánh sáng mặt trời.
Về cơ bản, bệnh Leucistics cũng tương tự như bạch tạng. Tuy nhiên, căn bệnh này không ảnh hưởng đến mắt. Chúng chỉ ảnh hưởng đến cơ thể động vật nhiễm bệnh.
Con hà mã mắc bệnh Leucistics, về cơ bản tương tự bệnh bạch tạng, do thiếu sắc tố trong cơ thể.
Trong khi đó, bạch tạng đặc trưng ở bộ da màu trắng và đôi mắt màu hồng.
Hai vợ chồng người Pháp Laurent và Dominique Renaud là người đã chụp lại bộ ảnh con hà đã đặc biệt, cho biết: “Chúng tôi đã từng nghe nói về con hà mã màu hồng đặc biệt trong đàn hà mã tại đây. Tuy nhiên, chúng tôi còn chưa dám tin vào sự thật này. Quả thật, việc nhìn thấy con hà mã màu hồng là một trải nghiệm để đời.”
“Chúng tôi kiểm tra khu vực này mỗi ngày. May mắn là chúng tôi đã được nhìn tận mắt, chụp hình được con hà mã kỳ lạ.”
Hà mã có kích thước lớn nên vẫn có khả năng chống lại kẻ săn mồi. Ngoài ra, mồ hôi giúp chúng tránh tia nắng mặt trời.
Đôi mắt của hà mã không đổi màu như nhiều loài vật mắc chứng bạch tạng.