Hà Giang: Tăng cường giáo dục kĩ năng sống và văn hóa truyền thống

GD&TĐ - UBND tỉnh Hà Giang vừa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án giáo dục kĩ năng sống (KNS) và văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc thiểu số cho học sinh (HS) phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020.

Giáo dục KNS giúp HS bảo vệ được tinh thần, sức khỏe của mình và cộng đồng. (Ảnh minh họa)
Giáo dục KNS giúp HS bảo vệ được tinh thần, sức khỏe của mình và cộng đồng. (Ảnh minh họa)

3 năm triển khai Đề án, việc giáo dục KNS, VHTT trong nhà trường đã phát huy thế mạnh của các trường nội trú, bán trú trong việc rèn luyện KNS, truyền dạy VHTT dân tộc cho HS. Góp phần giúp HS ứng phó có hiệu quả với thách thức trong cuộc sống, có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khoẻ của mình và những người khác trong cộng đồng…

Đồng thời, bảo tồn giá trị và phát triển bản sắc VHTT của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, chú trọng các giá trị văn hóa dân tộc có nguy cơ bị mai một. Tạo được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao…

HS dân tộc được giáo dục toàn diện cả kiến thức, KNS lẫn VHTT (ảnh minh họa)

HS dân tộc được giáo dục toàn diện cả kiến thức, KNS lẫn VHTT (ảnh minh họa)

Các nhà trường đã tổ chức được gần 2.900 chuyên đề giáo dục KNS, xây dựng và tổ chức hoạt động trên 1.700 CLB tiếng Anh, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, Văn học, văn hóa truyền thống...  

Trong quá trình thực hiện nhiều cơ sở giáo dục có mô hình, cách làm hay được nhân dân, các cấp hưởng ứng. Các trường đều bố trí góc cộng đồng trong khuôn viên, lớp học. Nhiều trường của huyện Đồng Văn đã huy động kinh phí từ nguồn đóng góp, ủng hộ của các cấp, ngành, đoàn thể để lắp bình nóng lạnh, chậu rửa tay cho HS…

Đặc biệt, công tác giới thiệu, truyền dạy về VHTT các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã được các đơn vị trường học triển khai thực hiện với các nội dung và hình thức phong phú, đa đạng.

Trang phục dân tộc được HS mặc tới trường (ảnh minh họa)

Trang phục dân tộc được HS mặc tới trường (ảnh minh họa)

Nhiều nhà trường đã tổ chức cho HS tìm hiểu các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian tại địa phương; tổ chức các cuộc thi hát, múa, các làn điệu dân ca truyền thống; quy định HS mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày thứ hai đầu tuần và các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn.

Các nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và mời các nghệ nhân dân gian hướng dẫn truyền dạy cho HS về các làn điệu dân ca của các dân tộc.

Nhiều nhà trường thực hiện tốt việc giáo dục gắn với lao động sản xuất, đặc biệt là các trường PTDTBT, nội trú và trường có HS bán trú.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.