GS.TS James Riedel hỗ trợ Trường Đại học Hoa Sen nâng cao chất lượng học thuật

GD&TĐ - GS.TS James Riedel, Cố vấn cao cấp chương trình Star của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ vừa đến thăm, làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) và Trường Đại học Hoa Sen (HSU) nhằm nâng cao chất lượng học thuật trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Buổi thuyết giảng do GS.TS James Riedel tổ chức dành cho sinh viên, học viên MBA và giảng viên HSU
Buổi thuyết giảng do GS.TS James Riedel tổ chức dành cho sinh viên, học viên MBA và giảng viên HSU

GS. James Riedel là chuyên gia kinh tế hàng đầu về châu Á trong hơn 40 năm qua, từng tìm hiểu, nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ cùng doanh nghiệp ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines hay những nền kinh tế đã phát triển như Hongkong, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…

Phát triển giáo dục từ góc nhìn của bậc thầy kinh tế

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, GS. James bày tỏ sự ấn tượng trước tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của Tập đoàn. Buổi đối thoại xoay quanh các nội dung cốt lõi về vai trò của giáo dục trong sự tiến hóa của xã hội, tương lai của giáo dục đại học Việt Nam và chìa khóa phát triển giáo dục tư thục dưới góc nhìn kinh tế - xã hội.

Theo GS. James, người thầy giỏi và trò giỏi được đánh giá là gốc rễ của giá trị giáo dục. “Sự tương tác của hai chủ thể này được duy trì và phát triển theo hướng tích cực sẽ mang đến tác động thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục một cách tự nhiên”, GS. James nhấn mạnh.

Tiếp đó, GS tiếp tục tổ chức các hoạt động tại HSU để trao đổi, chia sẻ với đội ngũ giảng viên – sinh viên thông tin chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, bao gồm: thảo luận bàn tròn "Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và đa ngành"; tư vấn "Làm thế nào để xây dựng văn hóa nghiên cứu?"; đánh giá chương trình đào tạo của khoa Kinh tế quản trị; tư vấn nghiên cứu đánh giá năng lực học thuật tại HSU. Từ đó, GS. James đưa ra một số định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng học thuật cho khoa Kinh tế quản trị.

Đồng thời, ông còn hỗ trợ HSU thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển bằng việc giới thiệu những giáo sư đầu ngành của Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) bảo trợ học thuật cho các hoạt động và đề tài nghiên cứu của Viện trong tương lai.

Giảng viên HSU, khoa Kinh tế Quản trị thảo luận cùng GS. James về “Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế và Đa ngành”
 Giảng viên HSU, khoa Kinh tế Quản trị thảo luận cùng GS. James về “Các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế và Đa ngành”

Gặp gỡ tư duy thời đại

Bên cạnh đó, GS. James cho rằng: các chính sách thưởng cho nghiên cứu khoa học sẽ không thực sự động viên nhà nghiên cứu được lâu dài. Thay vào đó, một trong những điều cần thực hiện để phát triển văn hoá nghiên cứu là chính sách lương phù hợp.

Đặc biệt, GS.TS James Riedel đã có buổi thuyết giảng tại HSU với chủ đề “What’s behind US and Global trade imbalances - Điều gì phía sau Mỹ và sự mất cân bằng thương mại toàn cầu”, phân tích cán cân thương mại Mỹ - Trung.

GS.TS James Riedel cho biết, theo lý thuyết về lợi thế so sánh, những nước nghèo có lợi thế trong tương lai và các nước giàu có lợi thế trong hiện tại. Các nước đang phát triển có triển vọng tăng trưởng lớn hơn các nước giàu.

GS.TS James Riedel phân tích chỉ ra rằng, tích tụ ngoại tệ của Trung Quốc (2000-2014) tương quan rất chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách của Mỹ và dòng vốn từ Trung Quốc sang Mỹ. Ông cũng đưa ra 2 giả thuyết để chứng minh là: lý thuyết về lợi thế so sánh là sai - vốn không chảy sang nước có lãi suất sinh lợi cao và chính sách của các chính phủ quyết định dòng chảy của vốn mà không phải thị trường.

Thông qua những thảo luận, trao đổi học thuật chuyên sâu, giảng viên và sinh viên HSU nói riêng và hệ thống giáo dục NHG nói chung đã tiếp cận và tích lũy được một số kinh nghiệm hữu ích, định hướng và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục chú trọng vào chất lượng cũng như quốc tế hóa chương trình đào tạo.

GS. James chụp hình kỉ niệm
 GS. James chụp hình kỉ niệm
 James Riedel là giáo sư danh hiệu William L. Clayton tại Trường Advanced International Studies, Đại học Johns Hopkins, từ năm 1976. Trọng tâm nghiên cứu của ông là kinh tế phát triển, tài chính quốc tế, lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế

Thành viên hội đồng quản trị Quỹ mua bán nợ Việt Nam (thuộc Dragon Capital Group)

Ông từng tham gia tư vấn cho chính phủ Việt Nam và là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, OECD; Tham gia hội đồng cố vấn của Uỷ ban Hoa Kỳ về Nghiên cứu kinh tế châu Á và trung tâm nghiên cứu kinh tế của Hongkong.

Ông cũng là cán bộ nghiên cứu của viện Weltwirtschaft (Kiel), giảng viên thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Úc và Đại học Nuffield, Oxford và giáo sư Fulbright tại Việt Nam.

Cùng với các cộng sự, ông đã thực hiện các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam vào những năm 1990. Những nghiên cứu này được tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Ông cũng đã tham gia giảng dạy tại Chương trình Fulbright của Đại học Harvard tại TP.HCM vào năm 1998

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...