Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia giáo dục mầm non đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn cho một số tỉnh thực hiện triển khai thí điểm, sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em (PTTE) năm tuổi cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đại trà cho các tỉnh, thành phố cả nước.
Năm 2014, Bộ GD&ĐT đã thực hiện đánh giá việc thực hiện Chương trình và sử dụng chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (PTTENT) và Tổ chức Hội thảo “Đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN và Bộ chuẩn PTTE năm tuổi” để trao đổi, chia sẻ những vấn đề trong triển khai thực hiện, cũng như đánh giá tính phù hợp của Chương trình và Bộ chuẩn.
Trong các năm 2015 – 2016, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nghiên cứu điều chỉnh Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Năm 2017-2020, điều chỉnh, thích ứng thang đánh giá phát triển trẻ thơ khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho trẻ từ 3-5 tuổi Việt Nam. Nội dung bao gồm: Hội thảo, tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nhóm chuyên gia và đội ngũ cốt cán. Điều chỉnh, thích ứng Thang đánh giá và các Hội thảo góp ý. Tổ chức Hội thảo, tập huấn và thử nghiệm Thang đánh giá phát triển trẻ thơ cho trẻ 3 – 5 tuổi tại Hà Nội và Gia Lai và hoàn thiện sau thử nghiệm (năm 2018).
Nhiều cuộc hội thảo, tập huấn thang đánh giá phát triển trẻ mầm non được triển khai. |
Bộ GD&ĐT cũng tổ chức Hội thảo, tập huấn thang đánh giá phát triển trẻ thơ cho trẻ 3 – 5 tuổi tại 3 miền và triển khai thực hiện thang đánh giá tại 4 tỉnh, thành phố (Hòa Bình, Kon Tum, Đồng Tháp và thành phố Hải Phòng) đại diện các miền (năm 2019). Tổng hợp kết quả và hội thảo về kết quả đánh giá (năm 2020).
Năm 2017 tổ chức tập huấn hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non (trong đó có sử dụng chuẩn hỗ trợ xây dựng công cụ đánh giá trẻ 5 tuổi). Năm 2019, tập huấn hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Đặc biệt, năm 2020 Bộ GD&ĐT đã khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố và gửi phiếu xin ý kiến 21 tỉnh/TP khác về thực trạng thực hiện Bộ chuẩn PTTE năm tuổi (tháng 7) và Hội thảo khoa học về “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”.
Đặc biệt, giai đoạn 2021-2023, xây dựng chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi mới. Trong đó năm 2021, Bộ GD&ĐT đã khảo sát đánh giá, nghiên cứu và xây dựng Dự thảo chuẩn PTTE năm tuổi. Hoàn thành Bộ chuẩn đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ toàn diện.
Phản ánh yêu cầu phát triển trẻ em năm tuổi
Theo Dự thảo Thông tư quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi với 3 Chương và 14 Điều đã thể hiện đầy đủ sự cần thiết và các yếu tố hỗ trợ. Theo đó mục đích ban hành Bộ chuẩn nhằm:
Định hướng về sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giúp các nhà quản lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ em và cộng đồng hiểu rõ về khả năng, mức độ đạt được của trẻ em năm tuổi. Bộ chuẩn làm căn cứ xây dựng Chương trình giáo dục mầm non quốc gia. Bộ chuẩn là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
Việc sớm ban hành Thông tư quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ. |
Nội dung bộ chuẩn đã phản ánh yêu cầu phát triển trẻ em năm tuổi. Như các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội theo đó. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Các chuẩn tiếp cận với việc học. Các chuẩn đưa ra đều có các chỉ số được xây dựng hết sức chi tiết để việc tổ chức thực hiện hiệu quả.
Đồng thời Dự thảo Thông tư cũng đề cập trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và của cơ sở giáo dục mầm non. Các yêu cầu thể hiện đầy đủ sự cần thiết của công tác chỉ đạo, tổ chức và phối hợp thực hiện hiệu quả chất lượng, đúng yêu cầu đặt ra.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, các chuyên gia đều đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong việc tổ chức xây dựng và thử nghiệm Bộ chuẩn PTTE năm tuổi. Quá trình thực hiện đã cho thấy sự công phu, trách nhiệm, điều này hứa hẹn tính hiệu quả cao khi triển khai thực hiện.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho rằng Dự thảo Bộ Chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi đã phản ánh kỳ vọng so với sự phát triển của trẻ em hiện nay. Việc xây dựng chuẩn cần tường minh, phân giải rành rọt thì càng tốt. Tránh bao gộp. Lưu ý sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ.
Bản thuyết minh cần đặt ra bối cảnh trong cơ sở thực tiễn quốc tế và Việt Nam. Căn cứ để xây dựng chuẩn mới như thế nào, nhóm chuyên gia làm được nhiều việc cần đưa vào trong thuyết minh để làm rõ các nội dung liên quan. - Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh.
Giai đoạn 2010-2020, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện, đánh giá, nghiên cứu thực tiễn thực hiện “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”. Năm 2010, Ban hành theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010. Năm 2011-2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn PTTE năm tuổi. Đặc biệt là việc xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đang được gấp rút hoàn thiện cùng Thông tư ban hành. Điều này cho thấy những nỗ lực to lớn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.