Google biến điện thoại Android thành hệ thống cảnh báo động đất

Google vừa thông báo họ đang sử dụng phạm vi tiếp cận rộng lớn của nền tảng Android để xây dựng mạng cảnh báo động đất lớn nhất thế giới.

Google biến điện thoại Android thành hệ thống cảnh báo động đất

Theo Android Central, hệ thống sẽ sử dụng điện thoại Android làm máy đo địa chấn nhỏ gọn và được triển khai theo từng giai đoạn. Google đang bắt đầu với các cảnh báo động đất ở California (Mỹ), nơi có hệ thống dựa trên máy đo địa chấn đáng tin cậy để phát hiện các trận động đất.

Nhật Bản, Mexico vốn đã sử dụng các cảm biến trên đất liền để đưa ra cảnh báo, nhằm mục đích giảm thiểu thương tích và thiệt hại tài sản bằng cách báo trước cho những người ở xa tâm chấn trận động đất để họ có thể tự bảo vệ mình trước khi rung chuyển bắt đầu.

Nếu các phương pháp phát hiện và báo động của Google tỏ ra có hiệu quả, các cảnh báo sẽ đến được với nhiều người hơn, bao gồm Indonesia và các nước đang phát triển khác chỉ có ít cảm biến truyền thống.

Các chuyên gia địa chấn học tư vấn bởi Google cho biết việc biến điện thoại thông minh thành máy đo địa chấn mini đánh dấu một bước tiến lớn, bất chấp việc không tránh khỏi các cảnh báo sai từ một công trình đang tiến hành gần đấy và sự phụ thuộc vào các thuật toán của 1 công ty tư nhân cho an toàn công cộng. Hơn 2,5 tỷ thiết bị trên toàn cầu, bao gồm một số máy tính bảng, chạy hệ điều hành Android của Google.

Richard Allen, Giám đốc Phòng thí nghiệm địa chấn của Đại học California Berkeley được mời đến Google cho biết: “Chúng ta đang trên con đường có thể đưa ra các cảnh báo động đất ở bất cứ nơi nào có điện thoại thông minh”.

Chương trình này của Google xuất hiện sau một phiên họp kéo dài một tuần vào 5 năm trước để kiểm tra xem liệu gia tốc kế trong điện thoại có thể phát hiện ra tai nạn xe hơi, động đất và lốc xoáy hay không.

Gia tốc kế - cảm biến đo hướng và lực chuyển động - chủ yếu được sử dụng để xác định xem người dùng đang cầm điện thoại ở chế độ ngang hay dọc. Công ty đã nghiên cứu lịch sử các kết quả đo gia tốc kế trong các trận động đất và nhận thấy rằng chúng có thể thông báo cho một số người dùng trước một phút.

Điện thoại Android hiện có thể phân biệt giữa động đất với rung chấn do sấm sét gây ra hoặc khi thiết bị rơi nhưng chỉ khi thiết bị đang sạc, trong trạng thái đứng yên và người dùng cấp phép chia sẻ dữ liệu với Google.

Google dự kiến sẽ đưa ra cảnh báo đầu tiên dựa trên kết quả đo gia tốc vào năm tới. Họ cũng có kế hoạch cung cấp cảnh báo miễn phí cho các doanh nghiệp muốn tự động tắt thang máy, đường dẫn khí đốt và các hệ thống khác trước khi rung chấn bắt đầu. Để kiểm tra khả năng cảnh báo của mình, Google đang sử dụng các bài đọc địa chấn truyền thống của chính phủ ở California để cảnh báo người dùng Android về động đất, tương tự như thông báo về các vụ bắt cóc hoặc lũ lụt.

Những người dự kiến sắp gặp phải tình trạng rung lắc mạnh sẽ nghe thấy tiếng báo hiệu từ điện thoại và nhìn thấy lời khuyên nằm xuống, tìm chỗ che đậy và trụ vững trên toàn màn hình điện thoại. Những người ở xa hơn sẽ nhận được một thông báo nhỏ hơn được thiết kế để không đánh thức họ khỏi giấc ngủ, trong khi những người ở quá gần sẽ được cảnh báo với các thông tin về an toàn sau động đất, chẳng hạn như kiểm tra van khí gas.

Cảnh báo sẽ kích hoạt khi có động đất từ 4,5 độ Richter trở lên và không cần tải xuống bất cứ ứng dụng nào đi kèm.

MyShake, một ứng dụng do Phòng thí nghiệm Berkeley của Allen đưa ra vào năm ngoái để cung cấp cảnh báo cho người dân California và cho phép họ báo cáo thiệt hại, đã thu hút được 1 triệu lượt tải xuống. Google chưa thảo luận về kế hoạch của mình với Apple Inc, công ty cạnh tranh với Android chiếm một nửa thị trường ở các quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.