Giúp trẻ ứng phó với nguy hiểm: Khi trẻ tham gia giao thông

PN - Theo trung úy Đỗ Quang Hưng, Phòng CSGT đường bộ, phần lớn những hiểu biết của trẻ đều xuất phát từ hành động, thói quen của người lớn, đặc biệt là cha mẹ.

Giúp trẻ ứng phó với nguy hiểm: Khi trẻ tham gia giao thông

Vì vậy, để giúp trẻ hình thành nếp ngay từ nhỏ, phụ huynh cần nghiêm túc khi tham gia giao thông cùng trẻ. Đi không đúng làn đường, phần đường, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạng lách đánh võng, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia, qua đường không đúng nơi quy định… là những lỗi mà người lớn rất dễ mắc phải, gây nên sự ngộ nhận, nhầm lẫn ở trẻ. 


Vì vậy, người lớn cần tuyệt đối chấp hành luật giao thông để làm gương cho con. Có những trường hợp, vì đã được học những kỹ năng tham gia giao thông ở trường, trẻ con hốt hoảng, phản đối khi thấy bố mẹ mình phạm luật. Những lúc ấy, phụ huynh cần nghiêm túc giải thích, nhận lỗi với trẻ; giúp trẻ nhận thức về luật đi đường một cách rõ ràng, nhất quán.

Tư thế của trẻ khi cùng người lớn tham gia giao thông cũng là một vấn đề cần cân nhắc để đảm bảo an toàn. Với trẻ dưới ba tuổi, khi cùng cha mẹ tham gia giao thông, cần có một người lớn ngồi sau, ôm trẻ. Dù có thể ngồi vững một mình nhưng khi trẻ chưa đủ năm tuổi, cha mẹ nên dùng đai để bảo vệ trẻ. Nếu cho trẻ ngồi trước, phụ huynh nên chọn ghế có phần chân được cố định chắc chắn vào phương tiện; ghế ngồi cần có dây an toàn để kiềm chế sự hiếu động của trẻ.

Ngoài ra, trẻ cần biết đặt tay ngay ngắn để tránh va đập vào đầu xe khi thắng gấp, hoặc không bị té ngã, văng ra đường khi gặp sự cố. Tuyệt đối không để trẻ đứng lên, đồng thời giải thích, giúp trẻ nhận thấy nguy hiểm mà ngồi yên khi đang tham gia giao thông. Khi phải cùng trẻ đi một đoạn đường xa, phụ huynh nên sử dụng xe ô tô hoặc phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn.

Hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở trẻ em đều có tính chất nghiêm trọng, khiến trẻ bị đa chấn thương, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là chấn thương sọ não. Phụ huynh cần trang bị và yêu cầu trẻ từ sáu tuổi trở lên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Rời khỏi xe, để trẻ một mình trên phương tiện chưa tắt động cơ là một sơ ý thường gặp ở người lớn. Phụ huynh nên mang trẻ theo cùng khi xuống xe, hoặc trong trường hợp bắt buộc phải để trẻ trên xe, phụ huynh cần tắt động cơ. Thực tế cho thấy, đôi khi, chính bởi sự hiếu động, thiếu hiểu biết, trẻ em lại là người gây tai nạn. Với trẻ khoảng bảy tuổi trở xuống, khi đi bộ trên đường phố, hoặc nơi thường xuyên có xe cộ qua lại, phải có người lớn đi kèm. Trẻ cần được hướng dẫn để biết cách qua đường đúng nơi quy định, và chú ý quan sát xe cộ, chấp hành tín hiệu đèn giao thông khi qua đường.

Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24-26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích. Tỷ lệ trẻ dưới 19 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 25%, gần một nửa trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm.
Theo Phụ nữ Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.