Giúp cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển

GD&TĐ - Ngày 17/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 đồng thời chỉ đạo việc thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”.  

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Trong suốt thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã cùng với Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau triển khai, thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển. Cụ thể, trong năm 2018 đã hỗ trợ xây dựng được 1.098 ngôi nhà an toàn chống bão lụt, trồng và phục hồi được 199,46 ha rừng ngập mặn…

Về cơ bản đã tháo gỡ được khó khăn trong việc xác định diện tích và đơn giá trồng, phục hồi rừng ngập mặn thông qua lồng ghép với các chương trình, dự án hiện có của Chính phủ. Đồng thời, đề xuất một số mô hình sinh kế tiềm năng giúp cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng do tác động của trồng và phục hồi rừng ngập mặn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết: Xác định đủ 400 hộ gia đình đưa vào danh sách các hộ được hưởng lợi để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Bố trí vốn ứng đối cho hoạt động xây dựng nhà an toàn chống bão lụt của hầu hết các tỉnh; Xác định đủ 4.000 ha diện tích trồng phục hồi rừng ngập mặn (trồng bổ sung mới); Đơn giá/xuất đầu tư trồng rừng thực tế tại các tỉnh.

Năm 2019, dự án sẽ tiếp tục triển khai tại 3 tỉnh Thanh hóa, Quảng Bình, và Quảng Nam. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...