Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

GD&TĐ - Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, về tình hình triển khai kế hoạch phát triển KTXH, nước ta giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Thay đổi tích cực

Sáng 22/5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, năm 2022, dù trong bối cảnh khó khăn, thách thức, nhưng nước ta đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực; đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra.

So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, có 2/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra do có thêm chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76% (số đã báo cáo Quốc hội là khoảng 25,7 - 25,8%), thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7 - 25,8%).

Nguyên nhân trong Quý IV/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức gia tăng. Giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất; xuất khẩu gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp do sức cầu suy giảm...

Trong khi đó, năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Những yếu tố trên đã tác động và tạo sức ép rất lớn lên mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2022.

Chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nhiệm vụ và giải pháp

Về tình hình triển khai kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, nước ta giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; tiếp tục chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, các tuyến đường cao tốc, đường ven biển và các dự án quan trọng quốc gia.

Ngành giáo dục tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh.

Quốc phòng an ninh được bảo đảm. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, đối tác quan trọng ngày càng đi vào chiều sâu…

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, cần tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội; rà soát, tháo gỡ các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm nay đạt tối thiểu 95%.

Chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, bãi đổ thải…

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tăng cường nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục nghiên cứu và triển khai mô hình giáo dục đại học số; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam. Khẩn trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Củng cố, tăng cường tiềm lực và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực tác chiến. Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động hiệu quả các nguồn lực, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, vững mạnh.

Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Tiếp tục đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; phát huy vai trò của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; chú trọng truyền thông chính sách, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt.

Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, nhất là trong công tác giám sát, phản biện, góp phần tạo đồng thuận xã hội…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ