Giới trẻ Trung Quốc đua nhau đi thẩm mỹ trước khi vào đại học

Sau khi kết thúc bậc phổ thông, nhiều người trẻ Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ với hi vọng tăng cơ hội trong tình yêu, sự nghiệp.

Giới trẻ Trung Quốc đua nhau đi thẩm mỹ trước khi vào đại học

Chưa đầy 1 tháng sau khi kết thúc kỳ thi đại học ở Trung Quốc, Lin Li, 17 tuổi đã chia sẻ trên mạng xã hội rằng cô muốn sửa mũi, phẫu thuật mắt 2 mí trước khi bước chân vào đại học.

Bài viết của cô đã thu hút hơn 1.000 phản hồi chỉ trong vòng 2 tuần. Một số cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được giới thiệu cho Lin Li, nhưng một bộ phận lại khuyên cô nên trang điểm thay vì động tới dao kéo khi còn trẻ như vậy.

Lin là một trong số rất nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang tìm tới phẫu thuật thẩm mỹ với hi vọng nó sẽ giúp tăng cơ hội trong công việc, tình yêu, học tập.

Theo một báo cáo của So-Young, nền tảng mạng xã hội dành cho những người quan tâm tới phẫu thuật thẩm mỹ, số người phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc đã đạt tới 20 triệu người tính đến cuối năm 2018.

Trong số những người đã đăng ký phẫu thuật trên So-Young, có 64% sinh sau năm 1990 và 19% sinh sau năm 1995.

Trong một trung tâm mua sắm sầm uất ở Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, nhiều công ty phẫu thuật thẩm mỹ đã đặt các quầy thủ tục nhằm quảng bá các dịch vụ thẩm mỹ từ căng da mặt cho tới tiêm botox.

Một chuyên gia tư vấn tên Ding cho biết, cô nhận được nhiều câu hỏi từ học sinh phổ thông trong suốt tháng qua.

Hình ảnh trước và sau thẩm mỹ của một cô gái.
Hình ảnh trước và sau thẩm mỹ của một cô gái. 
"Kỳ nghỉ hè trước khi vào đại học là thời điểm tốt để các em làm phẫu thuật thẩm mỹ, bởi vì các em sẽ có đủ thời gian để phục hồi và chuẩn bị cho giai đoạn mới ở trường đại học", Ding nói.

"Dịch vụ phổ biến nhất là loại bỏ mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông, phẫu thuật cắt mí" cô cho biết.

Ông Wan Neng, phó giám đốc phẫu thuật thẩm mỹ của Bệnh viện Nhân dân số 1 Huaian cho biết, mùa cao điểm của bệnh viện thường bắt đầu vào tháng 8 khi nhiều học sinh đi cùng với cha mẹ tới đây để làm phẫu thuật.

Ông Wan cho rằng, sự bùng nổ của thị trường phẫu thuật thẩm mỹ Trung Quốc có nguyên nhân từ việc "tăng thu nhập, sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng và mong muốn được đẹp của tất cả mọi người".

Ông nói rằng, các bậc phụ huynh Trung Quốc đang ngày càng trở nên cởi mở hơn với việc con cái họ tìm đến trung tâm thẩm mỹ để can thiệp về nhan sắc.

Ở Trung Quốc, trẻ em dưới 18 tuổi muốn phẫu thuật thẩm mỹ phải được sự đồng ý của cha mẹ.

"Phẫu thuật thẩm mỹ không còn là điều cấm kỵ với nhiều phụ huynh Trung Quốc. Nhiều người coi đó là một cách để tăng sự tự tin, một cách để tôn trọng và ủng hộ quyết định của con cái".

Bà Li Qian, bác sĩ ở Bệnh viện Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Nam Kinh cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi rất khắt khe về mặt kỹ thuật - yếu tố thường bị coi nhẹ bởi những người coi trọng ngoại hình hơn là sức khoẻ.

Mặc dù đã có những quy định chặt chẽ, song các bác sĩ và các phòng khám chưa được cấp phép vẫn thực hiện những ca phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn và quảng cáo phóng đại về dịch vụ của mình. Bà cho rằng đó là mối đe doạ lớn cho những người trẻ thích cái đẹp.

Theo Ủy  ban Sức khoẻ quốc gia, có đến 2.772 trường hợp liên quan tới phẫu thuật thẩm mỹ bất hợp pháp bị xử lý trong cuộc truy quét suốt một năm qua.

Trước tình trạng này, uỷ ban đang xem xét việc xây dựng một hệ thống đánh giá và quản lý đối với các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ. Theo đó, họ sẽ công khai danh sách các cơ sở phẫu thuật kém chất lượng.

Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc phẫu thuật thẩm mỹ.

"Người trẻ nên học tập để chứng minh giá trị của bản thân bằng cách làm việc chăm chỉ và phải hiểu rằng vẻ đẹp đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài", bà Li nói.

"Họ nên suy nghĩ kỹ thay vì mù quáng chạy theo trào lưu".

Theo dantri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.