Giới thiệu Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý”

GD&TĐ - Tối 29/9 Khoa Địa lý Trường ĐHSP Huế - ĐH Huế đã tổ chức giới thiệu dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý” và Hội thi tìm hiểu giáo dục phổ thông môn Địa lý (dự thảo 2018) cho sinh viên đang theo học trong toàn khoa.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn Trưởng khoa Địa lý - Trường ĐHSP Huế Phát biểu tại buổi tại hội thi
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn Trưởng khoa Địa lý - Trường ĐHSP Huế Phát biểu tại buổi tại hội thi

Đến tham dự có PGS.TS Nguyễn Đình Luyện – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế cùng các giảng viên, giáo viên đang tham gia công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Địa lý ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung.

PGS.TS Nguyễn Thám - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế phát biểu tại sự kiện
PGS.TS Nguyễn Thám - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế phát biểu tại sự kiện 

Phát biểu tại buổi tại hội thi, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn - Trưởng khoa Địa lý Trường ĐHSP Huế cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên khắp cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc Tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc THPT. Ở cấp THPT môn Địa lý là một trong các môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Đây là môn học vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lý tự nhiên). Môn Địa lý giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học Địa lý, các ngành nghề có liên quan đến địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức địa lý trong đời sống...

Đông đảo các bạn sinh viên khoa Địa lý đã đến tham gia và cổ vũ cho Hội thi

Đông đảo các bạn sinh viên khoa Địa lý đã đến tham gia và cổ vũ cho Hội thi

Một trong những quan điểm xây dựng chương trình hiện nay là cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Chương trình môn Địa lí cụ thể hoá các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, gồm: định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; Và định hướng xây dựng chương trình giáo dục khoa học xã hội.

Sau khi nghe báo cáo của PGS.TS Nguyễn Đức Vũ về Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý (dự thảo 2018), 8 đội thi đến từ các lớp trực thuộc Khoa Địa lý đã bước vào Hội thi thi tìm hiểu giáo giáo dục phổ thông môn Địa lý. Các đội thi trả lời 30 câu hỏi trhiệm, mỗi câu hỏi trả lời trong 15 giây, mỗi câu 2 điểm, số điểm tối đa mỗi đội có thể đạt được là 60 điểm và cuối cùng trả lời 2 câu hỏi tự luận (cho tất cả các nhóm, 3 phút/câu).

Kết quả giải nhất thuộc về lớp Địa 3A, giải nhì Địa 4C, giải ba thuộc về Địa 4B, 5 đơn vị còn lại đạt giải khuyến khích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.