Giờ vàng cứu bệnh nhân đột quỵ

GD&TĐ - Ước tính trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 ngàn trường hợp bị đột quỵ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, đòi hỏi phát hiện, điều trị kịp thời để giữ tính mạng cho người bệnh nhưng hiện vẫn còn tình trạng bệnh nhân đến viện muộn, bỏ qua “giờ vàng” để điều trị cũng như phục hồi tổn thương. 

Giờ vàng cứu bệnh nhân đột quỵ

Điều này cho thấy kiến thức nhận biết bệnh, sơ cứu là lỗ hổng lớn trong cộng đồng dân cư, y tế tuyến cơ sở.

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) gây ra do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả của đột quỵ làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.

Khác với những bệnh khác, đột quỵ não đòi hỏi sự can thiệp kịp thời để não được cung cấp máu trở lại nhằm duy trì hoạt động. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng chết não dẫn đến tử vong, trường hợp giữ được mạng sống thì biến chứng nặng nề về vận động, trí não. Theo bác sĩ Nguyễn Đình Thuyên, khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện E - Hà Nội), mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% tử vong và tăng 4% cơ hội sống sót sau đột quỵ.

Do vậy, việc được phát hiện, cấp cứu kịp thời có ý nghĩa sống còn với người bệnh. Để làm được điều này rất cần sự hiểu biết của người nhà bệnh nhân, người dân trong cộng đồng trong việc phát hiện sớm ca bệnh. Trao đổi rộng rãi, phổ biến kinh nghiệm, kiến thức về đột quỵ với người dân và nhân viên y tế nhằm nâng cao khả năng ứng cứu giúp nạn nhân thoát cơn nguy kịch là việc làm cần thiết. Còn tại bệnh viện, thay vì đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu cần đến thẳng phòng chụp CT để chẩn đoán tổn thương, đồng thời xử lý bệnh ngay tại phòng chụp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chợ Bến Thành được xếp hạng di tích cấp thành phố vào tháng 11/2024, minh chứng cho giá trị lịch sử đô thị và văn hóa của địa danh. Ảnh: Thùy Linh.

TPHCM đầu tư lớn bảo tồn di tích

GD&TĐ - TPHCM dành hơn 1000 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử trong 6 tháng đầu năm 2025, hướng đến gìn giữ giá trị truyền thống.