Giật mình với những hệ quả xấu cho sức khỏe từ thói quen cắn móng tay

GD&TĐ - Mới đây, sự việc một nữ sinh trung học bị ung thư do thói quen cắn móng tay hàng ngày khiến nhiều người không khỏi hoảng sợ. Vậy thực chất cắn móng tay có thật sự dẫn tới căn bệnh ung thư hay không và những tác hại khác của nó là gì?.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ung thư da do cắn móng tay

Courtney Whithorn, cô gái đến từ Australia, đã phải cắt bỏ ngón tay của mình vì căn bệnh ung thư hiếm gặp. Theo đó, do stress từ khi đi học, Courtney Whithorn đã có thói quen cắn móng tay suốt 4 năm trời, thậm chí đến mức độ cô cắn hết hoàn toàn móng tay cái đến chảy máu.

Sau khi thấy ngón tay mình có hiện tượng chuyển màu đen và xuất hiện các vết lở loét nghiêm trọng, Courtney Whithorn đã đi khám và phát hiện mình bị ung thư da, loại không phải do ánh nắng mặt trời gây ra.

Sau khi sự việc trên xảy ra, có rất nhiều người hoang mang vì bản thân cũng có thói quen tương tự. Theo đó, cư dân mạng liên tục chia sẻ và lo sợ rằng một ngày nào đó căn bệnh ung thư sẽ "ghé thăm" mình bởi thói quen tưởng chừng vô hại này.

Trường hợp của Courtney Whithorn mắc loại ung thư da có tên là Acral Lentiginous Subungual Melanoma. Đây là một virus gây ung thư da tồn tại trên bàn tay, những kẽ tay và cả chân của con người. Thoạt đầu chúng làm xuất hiện trên làn da những đốm màu và trông thiếu sức sống, nhìn sẽ không khác những vết bầm nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển trong vài tháng hoặc vài năm.

Ngoài trường nghiêm trọng hi hữu trên thì việc cắn móng tay cũng gây ra một số tác hại như:

Cắn móng tay gây các bệnh về tiêu hóa

Theo các chuyên gia, hậu quả của việc cắn móng tay sẽ tồi tệ hơn bạn tưởng. Ai cũng biết dưới móng tay có chứa rất nhiều loại vi trùng ẩn nấp, nguy hiểm nhất là chùm vi khuẩn enterobacteriaceae - trong đó bao gồm khuẩn salmonella và E.coli.

Nơi tập trung nhiều nhất và "an toàn" nhất cho các loại vi khuẩn này chính là móng tay của chúng ta. Và khi cắn móng tay, các vi khuẩn này sẽ theo vào miệng và xuống dạ dày bạn, gây nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy và đau bụng cấp tính.

Cũng theo các chuyên gia, cắn móng tay còn làm ảnh hưởng tới trí thông minh do ngộ độc chì.

Móng tay nhiễm khuẩn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, số lượng vi khuẩn "ẩn nấp" trong móng tay nhiều gấp 2 lần số lượng vi khuẩn trên ngón tay. Cho dù bạn có rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hay nước rửa tay dạng khô thì số lượng vi khuẩn trong móng tay vẫn còn rất nhiều. Việc cắn móng tay thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh nhiễm khuẩn hết sức nguy hiểm.

Nhiễm trùng móng tay

Một loại bệnh nhiễm trùng được gọi là paronychia (viêm mé), nguyên nhân gây ra bệnh này là do cắn móng tay khiến cho móng tay bị trầy xước lâu ngày. Từ đó các vi khuẩn và nấm men có cơ hội xâm nhập khiến cho móng tay bị nhiễm trùng, gây ra đau đớn và sưng phù, phải điều trị bằng thuốc kháng khuẩn hoặc nặng hơn là phải phẫu thuật ngón tay.

Lây nhiễm virus mụn cóc

Những người cắn móng tay thường xuyên dễ mắc phải virus HPV – một loại virus gây u nhú ở người. Khi cắn móng tay quá nhiều, các hạt mụn cóc này sẽ xuất hiện ở ngón tay, đồng thời lây lan sang khoang miệng và môi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 20 – 30% những người có thói quen cắn móng tay thường có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có thói quen này. Họ thường trong tình trạng căng thẳng, mất tập trung trong khi hoàn thành công việc, làm giảm hiệu quả công việc. Hơn nữa, họ luôn phải đối mặt với các bệnh do thói quen cắn móng tay và cố gắng từ bỏ thói quen xấu đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.