Những nỗ lực chưa đủ
Khảo sát Quốc tế Dạy và Học do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thực hiện năm 2013 - nhằm kiểm tra giờ làm việc của giáo viên trung học công lập ở 34 quốc gia và khu vực - đã gây ra một cú sốc.
Mức trung bình quốc tế là 38,3 giờ/tuần, nhưng cao nhất là Nhật Bản với 53,9 giờ, cao hơn nhiều so với bất kỳ cuộc khảo sát nào khác. Cao thứ hai là Alberta, Canada với 48,2 giờ và thứ ba là Singapore với 47,6 giờ.
Tuy nhiên, điều đáng báo động hơn nữa là một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bộ Giáo dục mới đây cho thấy, giáo viên tiểu học ở Nhật Bản làm việc trung bình 57 giờ và 25 phút, giáo viên THCS 63 giờ và 18 phút mỗi tuần.
Theo khảo sát, 33,5% giáo viên tiểu học và 57,7% giáo viên THCS được ước tính đã có 80 giờ làm thêm mỗi tháng. Nếu số giờ giáo viên thường xuyên ở nhà để giải quyết khối lượng công việc của họ, lên tới 4 hoặc 5 giờ một tuần, đã bao gồm 57,8% giáo viên tiểu học và 74,1% giáo viên THCS làm việc hơn 80% số giờ làm thêm hàng tháng - một mức độ làm việc quá sức được coi là đe dọa sức khỏe của người lao động.
Tất nhiên, có những công việc khác đòi hỏi thời gian làm việc dài, chẳng hạn như những công việc trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, xây dựng và công nghệ thông tin. Nhưng tỷ lệ người trong các lĩnh vực đó làm việc hơn 60 giờ một tuần - tương đương với hơn 80 giờ làm thêm mỗi tháng - lần lượt lĩnh vực công việc trên là 28,4%, 13,1% và 10,2%.
Cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản cũng chỉ ra thực tế là chỉ 10,3% học sinh tiểu học và 13,3% giáo viên THCS ghi lại giờ làm việc của họ. Hầu hết những người khác không lưu giữ hồ sơ về giờ làm việc và bất kỳ sự thừa nhận nào về công việc làm thêm của họ bởi ban quản lý thường chỉ là ngẫu nhiên, chẳng hạn như trong các cuộc họp điểm danh vào sáng sớm.
Một báo cáo cho thấy, chính quyền địa phương trên khắp Nhật Bản đang nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề giáo viên làm thêm giờ, họ đã thuê thêm khoảng 10.000 nhân viên giảng dạy so với chương trình chuẩn quốc gia năm 2017.
Đây chắc chắn là tin tốt. Nhưng, vì có 20.000 trường tiểu học công lập và 10.000 trường THCS ở Nhật Bản nên việc thêm 10.000 giáo viên có nghĩa là thêm một giáo viên cho ba trường công lập - gần như không đủ để giải quyết vấn đề theo bất kỳ cách nào.
Trong số các ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề nhiều giáo viên làm việc quá sức, Bộ Giáo dục nước này đã đề nghị giáo viên nên được bồi thường cho việc huấn luyện học sinh các môn thể thao và các hoạt động văn hóa sau giờ học.
Hiện nay, giáo viên huấn luyện các hoạt động này không chỉ vào các ngày trong tuần sau giờ học, mà thường vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ lễ mà không có thù lao. Một kế hoạch dài hạn hơn là đề xuất việc thuê thêm nhân lực để huấn luyện các hoạt động sau giờ học thay vì bắt giáo viên làm nhiệm vụ. Nhưng nguồn tài trợ cho việc đó đến từ đâu?
Giáo viên có xu hướng làm việc nhiều giờ thường xuyên mà không có phần thưởng tài chính bổ sung. Ảnh: gogonihon |
Quá nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm
Bộ cũng đề nghị rằng, nhân lực bổ sung được cung cấp bởi chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục, phụ huynh và các tình nguyện viên khác trong cộng đồng có thể giúp đỡ những việc như trông chừng học sinh trên đường đến trường cũng như dọn dẹp lớp học và các cơ sở khác để giáo viên có thể nhẹ nhõm hơn. Một trách nhiệm khác khiến giáo viên lo ngại là những học sinh chưa đủ tuổi có thể ra ngoài vào ban đêm. Giáo viên đôi khi phải đối phó với cảnh sát về những vấn đề như vậy.
Giáo viên có rất nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm bổ sung. Mỗi trường học thường chỉ thuê một nhân viên văn phòng, và kết quả là, phần lớn các công việc văn thư được giáo viên chăm sóc. Cố vấn trường học và nhân viên xã hội chỉ đến thăm trường mỗi tuần một lần. Khi họ không có mặt, giáo viên cũng đảm nhận những công việc đó. Ngoài ra, giáo viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác bao gồm quản lý thời gian ăn trưa, trả lời các câu hỏi của phụ huynh, thu tiền mặt, đến thăm nhà học sinh...
Điều đáng ngạc nhiên nhất là không ai trong số các giáo viên nhận được tiền làm thêm. Giáo viên bị loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Tiêu chuẩn Lao động về thanh toán cho việc làm thêm giờ.
Năm 1971, Chính phủ Nhật Bản quyết định trả 4% tiền lương cơ bản cho giáo viên để trang trải cho công việc làm thêm, trung bình khoảng 2 giờ một tuần. Gần 50 năm sau, khối lượng công việc của giáo viên đã trở nên nhiều hơn, nhưng 4% mức lương cơ bản vẫn là tất cả những gì họ nhận được cho dù họ có làm thêm bao nhiêu giờ nữa.
Vấn đề này chắc chắn không phải là một chủ đề được hoan nghênh để thảo luận ở cấp chính phủ. Nếu lương làm thêm cho giáo viên được điều chỉnh tương đương với các ngành khác, có thể Nhật Bản sẽ cần 1 nghìn tỷ yên để trang trải chi phí.
Nhìn vào các quốc gia khác, nơi giáo viên phải làm việc thêm giờ, chúng ta có thể nhận thấy một điểm chung đáng lo ngại: Giáo viên có xu hướng làm việc nhiều giờ thường xuyên mà không có phần thưởng tài chính bổ sung.
Tại Alberta, Canada, giờ làm việc của giáo viên được đặt ở mức 44 giờ một tuần, nhưng nếu trường đồng ý, giáo viên có thể làm việc tới 12 giờ/ngày. Họ được cho là nhận 1,5 lần tiền lương mỗi giờ cho số giờ làm thêm, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ không nhận được gì.
Tại Singapore, quy định là 44 giờ làm việc một tuần với thời gian làm thêm lên tới 72 giờ một tháng với mức lương đề xuất gấp 1,5 lần mức lương mỗi giờ. Nhưng một lần nữa, hầu hết các giáo viên tại đây không được trả tiền cho giờ làm thêm của họ.
Trẻ em là tương lai của thế giới và giáo dục có sức mạnh định hình tương lai, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này. Theo khảo sát của OECD, 42% giáo viên được thăm dò tại Nhật Bản nói rằng, nếu họ có thể chọn một nghề nghiệp khác, họ sẽ không chọn làm giáo viên. Tuy nhiên, 85% giáo viên cho biết họ hài lòng với công việc của mình.
Tại sao giáo viên Nhật Bản muốn chọn công việc khác mặc dù họ thích công việc hiện tại? Đây là một câu hỏi mà chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc. Chúng ta cần nghĩ tại sao giáo viên không được trả lương ngoài giờ như hầu hết công nhân trong các ngành khác. Chúng ta cần một quy định lao động công bằng cho tất cả?