Giáo viên: Cầu nối tri thức với người học

GD&TĐ - Theo TS Nguyễn Thị Thúy – Học viện Chính trị Công an Nhân dân: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định đối với việc tổ chức giáo dục đào tạo, vì họ chính là cầu nối giữa tri thức với người học, là người thực hiện việc đổi mới cách thức tổ chức dạy học hướng đến mô hình đàỏ tạo chất lượng cao trong giáo dục đại học.

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định đối với việc tổ chức giáo dục đào tạo. Ảnh minh họa/internet
Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định đối với việc tổ chức giáo dục đào tạo. Ảnh minh họa/internet

Giáo viên phải có kiến thức đa dạng

TS Nguyễn Thị Thúy – cho rằng, giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, chuyển từ việc lấy người dạy làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, hướng từ việc giảng dạy truyền thống sang giảng dạy nêu vấn đề, tạo cho sinh viên thói quen tìm tòi, phát hiện vấn đề mới.

Theo đó, giáo viên phải có kiến thức đa dạng. Giáo viên có kiến thức uyên thâm, có kiên thức sư phạm về các đề tài giảng dạy. Đồng thời, phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ.

Mặt khác biết cách áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đường lối đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc giảng dạy. Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức giảng dạy cùng với sự nhiệt tình chắc chắn thì sẽ truyền đạt kiến thức cho người học một cách hiệu quả và thành công hơn mong đợi.

“Đối với nghề dạy học, cần phải có năng lực nắm vững tri thức khoa học dạy học và khoa học giáo dục, phải nắm vững nội dung giảng day theo chuyên môn. Để truyền thụ một cách hiệu quả tri thức và phương pháp nhận thức giúp người học hoàn thiện nhân cách, người thầy giáo phải không ngừng bồi dưỡng nội dung, hệ thống tri thức thuộc chuyên môn giảng dạy và các tri thức khoa học có liên quan” - TS Nguyễn Thị Thúy nhấn mạnh.

Với tư cách người truyền thụ, tổ chức, điều khiển quá trình học tập, thiết kế con đường nhận thức cho người học, TS Nguyễn Thị Thúy – cho rằng, giáo viên phải có một quá trình rèn luyện, học tập, bồi dưỡng tri thức, nâng cao tay nghề một cách nghiêm túc với sự cố gắng, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao.

Người giáo viên tiến hành thực hiện hoạt động dạy học qua hệ thống các phương pháp dạy học. Cùng với việc không ngừng hoàn thiện phẩm chất, năng lực là quá trình người thầy tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tìm tòi, khám phá những phương pháp tối ưu để người học tiếp thu một cách tốt nhất tri thức, kỹ năng mình truyền thụ, chuyển hoá tri thức chung đó thành giá trị văn hoá của cá nhân, có thể vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.

Phương thức đánh giá của giáo viên phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Ảnh minh họa/internet
Phương thức đánh giá của giáo viên phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Ảnh minh họa/internet

Cần xác định được những vấn để cần đổi mới

Cũng theo TS Nguyễn Thị Thúy, giáo viên cần xác định được những vấn để cần đổi mới. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học thì trước tiên giáo viên phải xác định được mục tiêu giáo dục, tiếp đến là nội dung giáo dục, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức. Đặc biệt, phương thức đánh giá của giáo viên phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới.

“Mục đích của nhà trường được xác định đào tạo những con người phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, chủ động sáng tạo....

Do đó, theo tôi các giáo viên cần xây dựng mục tiêu phát triển chương trình dạy học, bằng cách giảm lý thuyết, tăng thực hành là một sự đổi mới cần thiết cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học” - TS Nguyễn Thị Thúy dẫn giải, đồng thời chia sẻ:

Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt đến người học để thiết kế dẫn dắt họ đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bấ cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác.

“Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất, nếu người giáo viên khéo kéo phát huy tính tích cực, chủ động của người học thì họ - từ chỗ đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục” - TS Nguyễn Thị Thúy chia sẻ.

Theo TS Nguyễn Thị Thúy, quá trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kỹ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức xử lý thông tin.

"Thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi theo thời gian vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của người học để họ sẽ tự học suốt đời. Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ, hướng dẫn người học tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định bằng sự độc quyền về thông tin và trí thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt người học học tập"- TS Nguyễn Thị Thúy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải