Giáo sư Xoay “xoáy” tình hình biển Đông

Nhiều bạn bè của GS Xoay tán đồng cách nói về tình hình trên biển Đông một cách ẩn ý và thâm thúy.

Giáo sư Xoay “xoáy” tình hình biển Đông

GS Xoay chia sẻ: "Hồi bé, có lần được giao nhiệm vụ ở nhà trông nhà, mình hỏi mẹ: "Mẹ ơi, nhỡ có trộm vào nhà mình thì sao?". Mẹ mình bảo là: "Con cứ la thật to lên, nó sẽ sợ chạy ngay". Mình không yên tâm lắm, nên hỏi tiếp: "Nhưng thằng trộm nó lớn hơn con, nhỡ con la lên nó đánh con thì sao?".

Mẹ mình bảo: "Không lo đâu con ạ, dù nó to khỏe hơn con, nhưng nó vẫn là thằng ăn trộm nên bao giờ nó cũng sợ bị người ta phát hiện, sợ bị người ta đuổi đánh"...

Ngồi đọc những dòng tin tức nóng hổi ngoài biển Đông, mình bỗng nhớ lại câu chuyện trông nhà ngày nào. Chúng ta là chủ nhà, chính nghĩa đứng về phía chúng ta nên chúng ta chẳng có gì phải sợ, chỉ có kẻ trộm mới phải sợ hãi mà thôi, bất kể chúng to lớn cỡ nào...

Những người lính của chúng ta nơi tiền tuyến vẫn đang kiên cường đấu tranh xua đuổi những tên kẻ trộm. Chúng ta luôn hướng về Biển Đông nhưng cũng đừng quên nhiệm vụ học tập và lao động sản xuất của chính mình. Đất nước sẽ lớn mạnh hơn khi mỗi một người dân như chúng ta từng ngày lớn mạnh hơn...".

Cũng liên quan tới vấn đề nhức nhối tại biển Đông, rất nhiều nghệ sỹ Việt Nam đã nhanh chóng thể hiện lòng yêu nước bằng công việc cụ thể, thiết thực.

Hàng trăm nghệ sỹ 2 miền Bắc Nam cùng thực hiện MV Quốc ca hùng tráng ca ngợi lòng yêu nước hay kêu góp ủng hộ vật chất cho biển đảo quê hương như Phan Anh, Mr Đàm.

Ngày 19/5, tại Hà Nội sẽ diễn ra ra đêm nhạc Biển đảo trong trái tim, với sự có mặt của hơn 60 nghệ sỹ nhằm quyên góp tiền ủng hộ các chiến sỹ cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền Đất nước. Đêm nhạc diễn ra tại phòng trà Opera, Đặng Thái Thân, Hà Nội.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.