Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình

Giáo sư Trần Văn Khê từng tâm sự rằng, ông rất có duyên với phái nữ và nhận được nhiều tình cảm thương mến của họ.

Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình

Nhắc đến GS.TS Trần Văn Khê, cả thế giới biết ông là một bậc đại thụ, một bậc trưởng bối của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Sự ra đi của ông là mất mát quá lớn đối với nền âm nhạc dân tộc của Việt Nam.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc

Giáo sư Trần Văn Khê sinh ngày 24/7/1921 tại Vĩnh Long trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ nên ngay từ nhỏ đã làm quen với nhạc cổ truyền. 

Năm lên 6 tuổi, ông đã được cô và cậu dạy đàm kìm, đàn cò, đàn tranh. Ông mồ côi mẹ và cha từ khi lên 9 tuổi nên ông và hai em, “quái kiệt” Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương được người cô nuôi nấng, chăm sóc.

Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình - Ảnh 2

Năm 1941, Trần Văn Khê thi đậu thủ khoa tú tài. Năm 1942, ông ra Hà Nội học y khoa và sang pháp du học vào năm 1949. Năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị khoa giao dịch quốc tế. 

Năm 1958, ông là người Việt đầu tiên đậu tiến sĩ Văn khoa của đại học Sorbonne với đề tài luận án “La Musique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).”

Năm 1963, ông dạy trong Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện nhạc học Paris. Ông là thành viên của Viện khoa học Pháp, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Châu Âu về khoa học, văn chương và nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác. Giáo sư Trần Văn Khê cũng đã nhận rất nhiều giải thưởng lớn, danh giá trong nước và quốc tế.

Tình yêu cho âm nhạc dân tộc

Với hơn 50 năm học tập, làm việc ở nước ngoài nhưng tấm lòng GS.TS Trần Văn Khê luôn đau đáu nỗi niềm và tình yêu dành cho âm nhạc dân tộc. 

Ông cho đó là quá trình tất yếu của một con người “thân cư tại ngoại” mà “tâm tại quê hương”, đúng như câu tục ngữ “cây có cội, sông có nguồn”, mỗi con người đều hướng về quê cha đất Tổ.

Ngay khi trở về Việt Nam, hầu như Giáo sư không cho phép mình có thời gian nghỉ ngơi với hàng loạt công việc còn dang dở. Ông miệt mài đi sâu tìm hiểu, giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt Nam trên chính quê hương mình. 

Ông đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, mong muốn đưa âm nhạc dân tộc thu hút được thanh niên, học sinh - sinh viên, từ đó giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình - Ảnh 3

Giáo sư Trần Văn Khê dành nhiều tâm huyết cho âm nhạc dân tộc.

Có một tình yêu rất lớn dành cho âm nhạc dân tộc, Giáo sư Trần Văn Khê từng mong muốn: “Tôi luôn mong ước được về Việt Nam, có một ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để làm việc. 

Đó là nơi tập trung và giữ gìn những tư liệu mà cả đời tôi gom góp được, để sau này cho thế hệ trẻ Việt Nam đến xem, để các bạn có thể đối thoại với các nền văn hóa âm nhạc trên thế giới”.

Và ước nguyện về nguồn có căn nhà đã thành hiện thực đối với giáo sư Trần Văn Khê là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Ngôi nhà số 32 Huỳnh Đình Hai (TPHCM) hiện lưu trữ toàn bộ 450 kiện hàng - di sản đồ sộ mà giáo sư Trần Văn Khê đã tự bỏ ra 10.000 USD lo chi phí vận chuyển từ Pháp về Việt Nam. 

Trong đó gồm: sách báo, tạp chí, băng đĩa, máy móc, nhạc cụ… mà phần nhiều là những tư liệu quý giá về âm nhạc dân tộc Việt Nam và thế giới.

Trên báo Sài Gòn Giải Phóng, Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: “Gần 100 cuốn sổ tay tôi gọi là cuốn du ký và tôi quý lắm. Đi đến đâu tôi đều ghi lại đầy đủ và giữ từ tấm thiệp mời, thư từ của bạn bè, trong đó có cả thực đơn khi đi ăn cùng bạn bè, tôi giữ lại và đưa họ ký vào để làm kỷ niệm. 

Số sách báo có cái sưu tầm phục vụ nghiên cứu, giảng dạy; có cái tôi mua để xem chơi, nhưng là tài liệu rất tốt cho những ai muốn tìm hiểu về âm nhạc của thế giới. Mỗi cây đàn ở đây đều có “lịch sử” riêng”.

Tất cả những việc ông làm, đều chỉ với mong muốn làm sao cho thế giới biết và yêu mến âm nhạc dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

Có duyên với phái nữ và nhận được nhiều thương mến

Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình - Ảnh 4

Giáo sư Trần Văn Khê và vợ.

Giáo sư Trần Văn Khê lập gia đình lập gia đình khá sớm, khi mới 22 tuổi. Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Sương, người bạn gái học cùng lớp Triết ở trường Pétrus Ký. Cả hai có với nhau 4 người con - 2 trai, 2 gái.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, ông là người rất có duyên với phái nữ và nhận được nhiều tình cảm thương mến của họ.

Trên Thanh niên tuần san, Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: “Nếu nói thực, tôi chỉ là một người nghiên cứu nhưng tâm hồn sẵn có cái nhạy cảm với thiên nhiên nên cũng có nhiều người thương mến.”

Tuy nhiên, ông cũng tâm sự rằng: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. 

Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn. Thực ra điều này khó mà không khó”.

Giáo sư Trần Văn Khê: Đa tình nhưng không bạc tình - Ảnh 5

Giáo sư Trần Văn Khê bên vợ và 2 con trai.

Nói về phu nhân của mình– bà Nguyễn Thị Sương, Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: “Từ khi tôi và mẹ mấy đứa con tôi xa nhau vì hoàn cảnh, thì tôi vẫn tôn trọng quý mến, về Việt Nam tôi vẫn thỉnh thoảng ghé thăm. 

Tôi và bà ấy gặp nhau, yêu nhau nhưng lấy nhau thì cuộc sống khác. Khi đó tôi nhận ra tôi không chỉ là người đàn ông dành cho gia đình nữa, tôi có khao khát với sự nghiệp của tôi.

Dù chia tay đã lâu, với bà Nguyễn Thị Sương, tôi và bà ấy vẫn như những người bạn tốt”.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.