Năm học 2019-2020 biến động theo dịch bệnh nhưng cũng thu hái được không ít thành công.
Nhìn lại chặng đường thầy trò nói riêng và toàn ngành GD nói chung đi qua thấy chưa bao giờ công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đến vậy. Thầy trò từ nông thôn, thành thị và vùng cao được tiếp cận giờ học trực tuyến, lớp học không biên giới. Dịch bệnh không thể ngăn cản nỗ lực ôn luyện của thầy trò các đội tuyển tham gia kỳ thi khu vực và quốc tế.
Trong nguy có cơ, những kiến thức trong sách vở được thầy trò áp dụng vào thực tế qua sản phẩm nghiên cứu khoa học, hướng về cộng đồng. Học đi đôi với hành, gắn với yêu cầu thực tiễn… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; khẳng định vị thế các trường đại học trong bản đồ chung thế giới qua bảng xếp hạng.
Khách mời của chương trình gồm:
-Ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồngcủa Quốc hội.
-GS. TS Vũ Văn Yêm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội;
-Thầy Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội;
-Cô Vũ Thị Thảo, GV lớp 3 Trường Tiểu học Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook của Báo: www.fb.com/giaoducthoidai.
Cô Vũ Thị Thảo
GV lớp 3 Trường Tiểu học Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Thầy Lê Công Lợi
Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)
GS. TS Vũ Văn Yêm
Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Ông Phạm Tất Thắng
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Ông Phạm Tất Thắng
Xã hội đang trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa chất lượng đang dần được xây dựng, và chỉ khi nào xây dựng được văn hóa chất lượng đúng nghĩa thì đó cũng là biểu hiện của tự chủ. Các trường sẽ chủ động mang sản phẩm tốt nhất của mình để giới thiệu với xã hội.
Dù nhận thức về văn hóa chất lượng đã được hình thành và có bước chuyển trong thực tế. Sau khi các chính sách về kiểm định chất lượng cùng với các yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo được ban hành, số lượng cơ sở giáo dục đại học được kiểm định ngày càng tăng. Qua kiểm định, các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đầu tư nhiều hơn về đội ngũ giảng viên cơ hữu, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất... Tuy nhiên, văn hóa chất lượng vẫn chưa thực sự trở thành một yêu cầu tất yếu được các trường tâm niệm, tự giác thực hiện.
Trong quá trình thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, trong đó có trách nhiệm giải trình, các trường nếu muốn phát triển, muốn có uy tín, sẽ phải tạo dựng được chất lượng cho các sản phẩm của nhà trường. Quá trình đó phải được xây dựng, hình thành, củng cố ổn định mới thành văn hóa chất lượng và trở thành ý thức tự thân trong mỗi cơ sở giáo dục ĐH.
Bạn Vũ Văn Trường, Nam Định:
Thầy Lê Công Lợi
Hiện nay, cả thầy và trò thường xuyên sử dụng các tài liệu tham khảo trực tiếp từ tiếng Anh nên động lực học tiếng Anh của học trò trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên là rất tốt, nó trực tiếp nâng cao hiệu quả dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó, do có thế mạnh trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nên thầy và trò nhà trường có nhiều cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế cũng là nhân tố thúc đẩy học và sử dụng tiếng Anh trong nhà trường.
Bạn Trần Thanh Huyền, Hải Phòng:
Thầy Lê Công Lợi
Hàng năm, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đều có học sinh từ các vùng miền về học, nhiều học sinh của nhà trường đạt giải Olympic trong những năm qua là học sinh đến từ Thái Bình, Phú Thọ, Nghệ An... Tuy nhiên hiện nay các trường chuyên của các tỉnh thành đã phát triển nên số lượng học sinh từ các tỉnh thành về học tập tại trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã giảm hơn so với trước những năm 2000.
Bạn Dương Thị Hồng Nhung, Hà Nội:
Thầy Lê Công Lợi
Sự phát triển về năng lực nhận thức của trẻ em thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc trực tiếp học tập từ các lớp học chỉ là một trong những cách thức. Cho nên việc các phụ huynh sốt sắng cho con em mình tham gia nhiều lớp học chưa hẳn hoàn toàn thành công với tất cả. Sự quan tâm, đầu tư có hiểu biết và khoa học của phụ huynh là một hỗ trợ đắc lực cho các nhà trường nói chung và các trường chuyên nói riêng.
Bạn bavinh…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn! Việc tham gia xếp hạng không phải chỉ để làm thương hiệu mà giúp các trường có cách nhìn trong các khía cạnh khác nhau của mình; đồng thời cũng là cơ sở để đối sánh với các trường khác. Từ đó, có định hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và hội nhập quốc tế của nhà trường.
Bạn phuonghoa…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Theo tôi, kiểm định trường và kiểm định chương trình đào tạo rất quan trọng và cần thiết đối với các trường đại học. Việc kiểm định thể hiện trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học đối với xã hội, người học và các bên liên quan. Mặt khác, đây cũng là công cụ để các trường nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Bạn Trần Thanh Thủy, Yên Bái:
Thầy Lê Công Lợi
Hầu hết cựu học sinh của nhà trường đoạt giải Olympic quốc tế vẫn thường xuyên liên lạc với nhà trường, tham gia bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi mỗi khi có điều kiện.
Bạn Yến Xuân, Hải Dương:
Ông Phạm Tất Thắng
Với các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH mới cởi trói và quy định khá rõ về tự chủ chuyên môn. Còn về tài sản, nhà trường phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công; mà tinh thần của Luật này lại chưa cho phép các cơ sở được tự chủ trong việc sử dụng tài sản.
Câu chuyện tự chủ của các cơ sở GDĐH chỉ thực hiện được một cách đầy đủ khi sửa đổi đồng bộ các quy định ở các Luật có liên quan.
Bạn Phạm Vân Anh, Hải Phòng:
Thầy Lê Công Lợi
Nhà trường chỉ khuyến khích các học sinh tham gia các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao do các bộ môn chuyên triển khai, hoàn toàn không bắt buộc tất cả các học sinh môn chuyên phải tham gia chuyên đề bồi dưỡng nâng cao. Các học sinh ở lớp chuyên khác đều có thể tham gia các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao của các môn chuyên khác. Chẳng hạn như học sinh lớp chuyên Toán có thể tham gia thi học sinh giỏi môn Tin học, môn Sinh học hoặc bất cứ môn chuyên nào khác.
Bạn Trang Nhung, Hà Nam:
Ông Phạm Tất Thắng
Theo quy định hiện hành, hiện nay chỉ còn cơ quan quản lý và cơ quan cấp trên; khái niệm chủ quản cũng không còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Khi tăng quyền tự chủ thì vai trò của các cơ quan cấp trên tự nhiên sẽ mờ đi. Nếu thực hiện đúng vai trò quản lý, bản thân các cơ quan cấp trên cũng phải nhận thức đúng và giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH trực thuộc một cách đầy đủ. Cơ quan quản lý không cần và không nên can thiệp sâu vào hoạt động của nhà trường mà để nhà trường phát huy quyền tự chủ.
Với thể chế của chúng ta, việc có một cơ quan quản lý là điều bình thường và là đương nhiên. Vấn đề là bản thân các cơ quan quản lý và chính các cơ sở GDĐH đón nhận, ứng xử và thực hiện như thế nào về tự chủ của cơ sở GDĐH.
Bạn kimhoa***@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Theo tôi, việc đầu tiên các trường phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, trong đó chú trọng về chất lượng công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (không nên chạy theo số lượng); đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh chuyển giao tri thức, phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, các trường phải tăng cường hợp tác quốc tế.
Bạn Nguyễn Thành Nam, Nghệ An:
Thầy Lê Công Lợi
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên cũng là một trong các trường chuyên nên cơ chế chính sách, chương trình đào tạo của nhà trường đều được triển khai dựa trên các quy định hiện hành đối với trường chuyên. Đặc thù của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên là chỉ có 5 môn chuyên: Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học nên chương trình đào tạo của nhà trường cho tất cả các lớp chuyên trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT là đồng nhất giống nhau với tất cả các môn học. Trừ đối với lớp chuyên Sinh học thì môn Sinh học, các học sinh được học cao và sâu hơn các học sinh khác.
Nhà trường là một đơn vị của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nên việc huy động một số giảng viên của trường đại học có kiến thức chuyên sâu cao và am hiểu về chương trình phổ thông tham gia giảng dạy được thuận lợi hơn các trường chuyên khác.
Bạn thinhung…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Theo tôi, các trường đại học Việt Nam có một số điểm yếu chính như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khoa học: Mặc dù trong những năm gần đây, đã có nhiều công bố quốc tế từ các cơ sở giáo dục đại học nhưng chỉ tập trung ở một số trường lớn.
Thứ hai, hợp tác, liên kết quốc tế còn chưa mạnh, thể hiện qua số lượng sinh viên quốc tế đến học tập và trao đổi còn ít; số giảng viên nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi, nghiên cứu chưa nhiều.
Bạn Bích Hà – Nam Định:
Cô Vũ Thị Thảo
Bản thân tôi thấy rằng mình phải có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. Quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học tôi và các đồng nghiệp luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng để đáp ứng yêu cầu chung của ngành để chuyển đổi số trong ngành giáo dục thực sự là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục.
Bạn Linh San, Phú Thọ:
Ông Phạm Tất Thắng
Thứ nhất, khi các trường thực hiện tự chủ phải gắn liền với trách nhiệm giải trình, trong đó có giải trình với xã hội, phụ huynh, người học. Việc tăng học phí có đi đôi với việc tăng chất lượng hay không cũng là nội dung các trường phải giải trình, công khai.
Thứ 2, bản thân các trường cũng sẽ có sự cạnh tranh, nên khi tăng học phí, người học có quyền lựa chọn vào trường chi phí hợp lý và chất lượng tốt.
Thêm nữa, hiện nay Chính phủ vẫn quy định mức trần học phí và các cơ sở giáo dục chỉ được đề ra mức học phí trong mức trần đó.
Bởi vậy, học phí chắc chắn sẽ được các trường cân nhắc ở mức hợp lý.
Bạn quangnamhcm@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Để thực hiện được chuyển đổi số trong giáo dục chúng ta cần huy động rất nhiều từ nguồn lực xã hội để chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Bạn lanquanghn@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Chuyển đổi số trong giáo dục giúp cho việc dạy học trực tiếp trên lớp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của GV, HS; tạo cơ hội cho thầy trò được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học.
Thông qua dạy học trực tuyến, cả thầy và trò được nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho HS và GV có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
Nhà trường quản lý CB GV, HS trên phần mềm, hướng dẫn phụ huynh HS cài phần mềm Mobella (phần mềm định danh) để phụ huynh nắm được thông tin của con ở trường, lớp.
Bạn Trần Thị Thỏa, Hải Dương:
Thầy Lê Công Lợi
Việc học sinh lựa chọn, yêu thích môn học để tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế là những sở thích tại thời điểm đó. Cho nên sau khi học sinh tốt nghiệp THPT, các em hoàn toàn có thể lựa chọn những ngành nghề khác. Tuy nhiên đối với các khối chuyên Tổng hợp trước kia và Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên hiện nay đa số các học sinh đạt giải Olympic quốc tế tiếp tục theo học các chuyên ngành của môn đạt giải hoặc các chuyên ngành gần với môn đạt giải.
Bạn anhtran…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Theo tôi, xếp hạng đại học giúp các trường trong nước có cơ sở để đối sánh với nhau và đối sánh các trường đại học trong vực cũng như trên thế giới. Đây cũng là kênh thông tin để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, thông qua xếp hạng, giúp các trường nhìn nhận, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động, từ đó có định hướng hội nhập quốc tế.
Theo tôi, về lâu dài, cũng cần có bảng xếp hạng các trường đại học trong nước. VD: Một số nước như: Mỹ, Nhật Bản cũng có bảng xếp hạng nội địa. Nhưng lưu ý, tổ chức đứng ra xếp hạng cần phải độc lập.
Bạn Công Quyền, Nghệ An:
Ông Phạm Tất Thắng
Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi về phương thức quản lý, quản trị nhà trường; mà thực hiện cái mới bao giờ cũng khó và đòi hỏi quyết tâm cao. Thêm nữa, khi các trường còn được “bao cấp” thì động lực thực hiện tự chủ sẽ hạn chế. Tự chủ là sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, vất vả hơn, đặc biệt với bộ máy quản lý… Đó là những lý do cơ bản khiến nhiều trường chưa mạnh dạn thực hiện quyền tự chủ.
Bạn Đỗ Anh Vũ, Bắc Ninh:
Thầy Lê Công Lợi
Bên cạnh mục tiêu chính của nhà trường là phát hiện bồi dưỡng các học sinh năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên cũng là một trường THPT, nên trong kế hoạch giảng dạy và học tập của nhà trường hàng năm đều có các hoạt động ngoại khóa (do Đoàn Thanh niên hoặc các Câu lạc bộ của nhà trường tổ chức) để giúp các học sinh có cơ hội trải nghiệm và hình thành nhân cách của một học sinh phổ thông.
Bạn Minh Huyền, Hà Tĩnh:
Ông Phạm Tất Thắng
Như đã trả lời ở trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, tự chủ chuyên môn đã được quy định khá chi tiết; các trường đã khá chủ động trong triển khai. Tuy nhiên, các lĩnh vực khác như về nhân sự, tài chính, tài sản… thì vẫn còn vướng do quy định của các luật khác. Có thể nói, đây chính là rào cản lớn nhất hiện nay để các trường có thể thực sự được tự chủ.
Ngoài ra, nhận thức và quyết tâm thực hiện tự chủ của một số trường cũng chưa đồng đều và chưa cao; vì trên thực tế vẫn có những trường thực hiện tự chủ khá tốt.
Bạn Lê Ngọc Hùng, Nghệ An:
Thầy Lê Công Lợi
Mục tiêu chính của trường chuyên là phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về 1 môn văn hóa nào đó trên cơ sở học sinh được giáo dục toàn diện về trí tuệ và nhân cách. Cho nên quan niệm trường chuyên chỉ là nơi đào tạo "gà nòi" để đi thi học sinh giỏi là hoàn toàn cảm tính vì rất nhiều học sinh của trường chuyên có thành tích xuất sắc về môn văn hóa nào đó nhưng những học sinh này vẫn có các kiến thức kĩ năng mềm tốt, tham gia các câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, hội họa. Chẳng hạn như trong thời gian vừa qua rất nhiều học sinh các trường chuyên đã thể hiện năng lực toàn diện trong các cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Bạn ngocminh…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Hiện nay, trên thế giới có hơn 10 bảng xếp hạng. Tuy nhiên, theo tôi có một số bảng xếp hạng thế giới uy tín như: QS, THE, ARWU của ĐH Giao thông Thượng Hải. Nếu nói bảng xếp hạng trên thế giới không chính xác là không đúng.
Mỗi bảng xếp hạng có các tiêu chí khác nhau để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Do đó, mỗi bảng xếp hạng sẽ cung cấp cách nhìn cơ sở giáo dục đại học theo các khía cạnh khác nhau. Ngoài việc cung cấp cách nhìn còn là cách để đối sánh với các trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các bảng xếp hạng này chưa đánh giá sát về chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Bạn Quỳnh Mai – Hà Nội:
Cô Vũ Thị Thảo
Theo tôi, việc bồi dưỡng cán bộ, GV về kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin là rất cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay. Việc làm này giúp các thầy cô giáo có những kiến thức hữu ích, chủ động ứng dụng công nghệ trong hoạt động giáo dục và được trang bị những kỹ năng cần thiết để khai thác thông tin an toàn, khoa học.
Bạn Tuấn Vỹ, Lạng Sơn:
Ông Phạm Tất Thắng
Với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, quy định về tự chủ, đặc biệt là tự chủ trong chuyên môn đã được quy định khá rõ. Nhưng các lĩnh vực khác trong hoạt động của nhà trường thì còn được quy định bởi các luật khác. Như vấn đề tài chính, tài sản thì theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu khoa học thì được quy định bởi Luật Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao Khoa học công nghệ. Nhân sự thì theo quy định của Luật Viên chức; Luật Cán bộ, công chức. Những luật này thì chưa được sửa đổi đồng bộ, nên tự chủ về những lĩnh vực liên quan còn hạn chế. Muốn các trường thực sự tự chủ thì những quy định trong các luật có liên quan phải được sửa đổi đồng bộ. Hoặc ban hành một Luật để sửa các luật có liên quan, giống như Quốc hội đã làm với Luật Quy hoạch, thì lúc đó cơ sở giáo dục đại học mới thực sự được tự chủ theo đúng nghĩa.
Bạn mithuong79@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Với những ưu điểm nổi trội của CNTT nên GV trường chúng tôi luôn vận dụng linh hoạt, sáng tạo tính năng hiện đại vào các tiết học. Nhà trường và các bậc phụ huynh trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các phòng học như: Máy chiếu, ti vi, máy soi... Quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học, GV luôn tự giác học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ tin học; tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình. Ngoài ra, nhà trường còn mời các chuyên gia để bồi dưỡng cho GV về những phần mềm mới có tính năng hỗ trợ trực tiếp trong giảng dạy.
Bạn Nguyễn Hồng Ngọc, Hải Phòng:
Thầy Lê Công Lợi
Hệ thống trường chuyên là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, các trường chuyên trong cả nước là những trường trung học phổ thông triển khai nhiều phương pháp giảng dạy mới tạo nguồn sinh viên chất lượng cao cho nhiều ngành đào tạo của các trường đại học. Các trường này là những đầu tàu triển khai đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục.
Thành tích của các trường chuyên gián tiếp tạo động lực cho các thầy cô và các học sinh trên cả nước mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, hướng tới phát triển năng lực phẩm chất theo xu thế mới hiện nay trên thế giới.
Bạn thevu…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” đã mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Theo tôi, đây là cơ hội để các trường đổi mới quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa hoc và phục vụ cộng đồng. Do đó, đây là cơ hội để các trường có thể tham gia xếp hạng, cũng như thăng hạng.
Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng về tự chủ: Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và tự chủ không có nghĩa là cắt chi thường xuyên…
Bạn Trần Sơn, Thái Bình:
Ông Phạm Tất Thắng
Với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, Nghị quyết 99 hướng dẫn thi hành Luật, các cơ sở GDĐH được hoàn toàn tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ:
Thứ nhất: Mở ngành đào tạo được giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian mở ngành được rút ngắn hơn chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở các ngành đào tạo mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Các trường cũng tích cực thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế.
Theo số liệu các cơ sở đào tạo khai báo trên hệ thống báo cáo chỉ tiêu giáo dục đại học cho số lượng các ngành do các trường tự chủ ngày càng tăng theo từng năm kể từ khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi được ban hành.
Công tác tuyển sinh: Các trường tự chủ đã nhanh chóng thích ứng, thay đổi định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau. Các cơ sở GDĐH đã chủ động điều chỉnh quy mô đào tạo: giảm quy mô đào tạo chính quy đại trà; trong khi quy mô đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh.
Nghiên cứu khoa học: Trên cơ sở được giao quyền tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Do tự chủ, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường tăng mạnh; các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên...
Thứ hai: Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự là khâu then chốt trong quá trình tự chủ của các trường đại học. Chính vì thế, nhiều trường đã nhận thức đúng việc tự chủ đại học phải gắn liền với đổi mới quản trị đại học. Trong đó, cần thiết phải thực hiện ngay việc thành lập Hội đồng trường, tái cấu trúc lại bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự trong mối tương quan với mục tiêu chiến lược.
Từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên) giảm xuống.
Thứ 3: Tự chủ về tài chính: đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Nhìn chung các trường bảo đảm được toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học. Đối với các trường thực hiện tự chủ, nhìn chung thu nhập của người lao động đã tăng lên so với thu nhập bình quân giai đoạn trước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tự chủ vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Như về thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Một số trường mở mã ngành mới nhưng không đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu nên chất lượng đào tạo còn chưa tương xứng với dịch vụ cung cấp. Một số trường chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo quy định, chưa thành lập Hội đồng trường, chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường, hình thức hoạt động của Hội đồng trường chủ yếu bằng các cuộc họp, vai trò định hướng phát triển, giám sát của Hội đồng trường khá mờ nhạt.
Bạn vanphong…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Theo hiểu biết của tôi, đối với bảng xếp hạng quốc tế uy tín như QS, THE thì kiểm định chất lượng đào tạo (điểm định trường và kiểm định chương trình đào tạo) không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, để được tham gia xếp hạng thì phải đáp ứng một số yêu cầu khác như sau:
Đối với bảng xếp hạng Times Higher Education:
+ Với bảng xếp hạng tổng thể trường, cơ sở giáo dục đại học muốn được xếp hạng cần:
- Có hơn 1000 công bố trong 5 năm gần nhất, trong đó không năm nào dưới 150 bài trong hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus;
- Có đào tạo bậc đại học (những trường chỉ đào tạo sau đại học không được xếp hạng);
- Không chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp hay có hơn 80% số bài công bố chỉ thuộc một lĩnh vực;
- Cung cấp các con số “tổng số” cho số liệu năm xếp hạng;
- Không có nhiều hơn 2 trong số các chỉ số quan trọng (số giảng viên, số giảng viên quốc tế, số cán bộ nghiên cứu, số sinh viên, số sinh viên quốc tế, số bằng cử nhân/kỹ sư được cấp, số bằng Tiến sĩ được cấp, thu nhập, thu nhập từ nghiên cứu, thu nhập từ thương mại hoá và chuyển giao công nghệ) bằng 0 (hoặc được đánh dấu là “không có” hoặc “chưa có”). Nếu những dữ liệu này không được khai báo thì những dữ liệu liên quan khác cũng không thể hoàn thành;
- Cung cấp số liệu cho ít nhất một nhóm ngành;
- Không nằm trong danh sách loại trừ đặc biệt.
+ Với bảng xếp hạng THE theo nhóm ngành, các trường cần đạt chỉ tiêu tối thiểu về số công bố trong vòng 5 năm gần nhất, số lượng và tỉ lệ giảng viên theo nhóm ngành.
* Đối với bảng xếp hạng Quacquarelli Sydmonds:
+Với bảng xếp hạng tổng thể trường, cơ sở giáo dục đại học muốn được xếp hạng cần:
- Vừa đào tạo, vừa nghiên cứu. Những cơ sở chỉ nghiên cứu (research institutes) không được xếp hạng;
- Nghiên cứu tại ít nhất hai trong số năm nhóm ngành (nhân văn học/arts and humanities, kỹ thuật và công nghệ, quản lý và khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, y học và khoa học sự sống). Những trường chỉ nghiên cứu một lĩnh vực hẹp có thể được xếp hạng theo các chỉ số nhất định nhưng không được xếp hạng tổng thể, ví dụ như trường HEC Paris, Bocconi ở Ý;
- Đào tạo cả bậc đại học và sau đại học. Những trường vốn dĩ chỉ đào tạo đại học hoặc sau đại học, sau đó mở rộng bậc đào tạo có thể được xếp hạng sau ít nhất 3 năm từ khi khoá sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh đầu tiên tốt nghiệp từ hai trong số năm nhóm ngành được QS quy định như điều kiện 2.
+ Với bảng xếp hạng QS theo nhóm ngành, cơ sở giáo dục đại học cần:
- Đào tạo cả đại học và sau đại học cho nhóm ngành đó;
- Đạt chỉ tiêu tối thiểu về số công bố bởi Scopus trong 5 năm gần nhất theo nhóm ngành;
- Đặt chỉ tiêu tối thiểu về điểm số cho khảo sát uy tín học thuật và/hoặc uy tín nhà tuyển dụng tuỳ nhóm ngành.
Bạn Mai Anh – Phú Thọ:
Cô Vũ Thị Thảo
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của CNTT đã giúp thầy trò chúng tôi rất nhiều trong việc góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
+ Đối với giáo viên: được thỏa chí sáng tạo, linh hoạt đa dạng, chủ động trong việc lập kế hoạch giảng dạy và kiến tạo tri thức.
+Các tiết học tôi đều thiết kế bài giảng điện tử cho học sinh, tìm các bài hát và trò chơi liên quan đến bài học, lên internet lấy hình ảnh theo đúng chủ đề bài dạy, tự làm video
- HS chủ động tiếp thu một cách hứng thú, tương tác tích cực với giáo viên. Việc tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin trong bài học giúp các em dễ dàng làm quen với các hình thức tự học như học online, học qua cầu truyền hình ...
Bạn Nguyễn Anh Quân, Hà Nội:
Thầy Lê Công Lợi
Do dịch Covid-19, Ban tổ chức Olympic Hóa học quốc tế 2020 đã rút gọn hình thức thi từ 2 ngày (1 ngày thi thực hành và 1 ngày thi lí thuyết) chỉ còn 1 ngày cho phần thi lí thuyết nên đây cũng là một thuận lợi cho đội tuyển Olympic Hóa học năm nay. Vì kĩ năng thực hành của các học sinh chưa được nhuần nhuyễn như nhiều đội tuyển mạnh trên thế giới. Trong những năm gần đây, phần thi thực hành của 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của học sinh Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc, năm 2019 có học sinh đội tuyển Hóa học đạt điểm tuyệt đối trong phần thi thực hành.
Bạn lelunglinh@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Nhà trường nơi tôi công tác trang bị đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại, bản thân được học thêm các lớp bồi dưỡng về tin học, sử dụng giáo án PowerPoint thành thạo. Chính phần mềm PowerPoint cung cấp đầy đủ các công cụ để thầy cô tạo ra những bài thuyết trình thông qua rất nhiều hiệu ứng slide để trình chiếu. Các hiệu ứng chuyển động trong PowerPoint được kết hợp với nhiều nội dung khác nhau để tạo nội dung phong phú cũng như ấn tượng, dễ để học sinh tiếp thu hơn.
Quá trình chuyển từ cách làm truyền thống sang việc sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT có độ trễ nhất định, vì thế bản thân cần nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để tự thay đổi cách tiếp cận.
Bạn Trần Mai Dung, Quảng Ninh:
Thầy Lê Công Lợi
Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cũng giống như nhiều trường học khác, đó là tổ chức các lớp học bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá thường xuyên để sàng lọc các học sinh có năng khiếu, từ đó có các hình thức bồi dưỡng chuyên biệt theo nhóm học sinh.
Bạn Nguyễn Bích Ngọc, Hưng Yên:
Thầy Lê Công Lợi
Sự khác biệt lớn nhất của kì thi năm nay với các kì thi thông lệ là các thí sinh chỉ được giao lưu ảo thông qua các hình thức trực tuyến. Nhiều hoạt động bên lề cuộc thi được ban tổ chức triển khai một cách sáng tạo thông qua lợi thế của công nghệ thông tin truyền thông hiện nay.
Thuận lợi của kì thi năm nay là các thí sinh Việt Nam không phải di chuyển nên sức khỏe và tinh thần của các học sinh rất tốt. Tuy nhiên các học sinh cũng sẽ có những bỡ ngỡ về cách thức thi như hình thức nhận đề thi, hoặc các phần thi thực hành của môn Hóa học, Sinh học thông qua hình thức trực tuyến cũng rất mới mẻ đối với các em. Với các thầy cô, hình thức trực tuyến không quá khó khăn vì các thầy cô đều có kĩ năng tốt về sử dụng công nghệ thông tin truyền thông.
Bạn Việt Hưng – Yên Bái:
Cô Vũ Thị Thảo
Có nhiều ứng dụng thông minh giúp ích cho giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá hay nghiên cứu khoa học. Trước hết chúng tôi dùng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, triển khai học bạ điện tử, học liệu số, sách giáo khoa điện tử và một số học liệu khác.
Bạn pipi…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Trường ĐH Bách khoa Hà Nội! Theo tôi, nhà trường có một số thế mạnh sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học mạnh, với hơn 1.100 giảng viên, trong đó 71% có trình độ tiến sĩ; phần lớn đội ngũ được đào tạo từ các nước phát triển.
Thứ hai, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có kết quả nghiên cứu khoa học đáng được ghi nhận. Hằng năm có từ 600 – 900 công bố khoa học quốc tế trong hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus.
Thứ ba, về đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có nhiều lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo có chất lượng, uy tín với xã hội, VD: Điện – Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin…
Thứ tư, nhà trường có mạng lưới hợp tác quốc tế rất mạnh, với rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới.
Thứ năm, nhà trường có mạng lưới cựu sinh viên rất lớn và thành đạt, rất nhiều cựu sinh viên giữ trọng trách cao ở các tập đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, có nhiều cựu sinh viên đang là các nhà khoa học, giảng viên uy tín tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế.
Bạn Phúc Gia, Gia Lai:
Ông Phạm Tất Thắng
Khái niệm về tự chủ ĐH được đề cập từ khá sớm, từ Luật Giáo dục 2009, sau đó cụ thể hóa trong Luật Giáo dục ĐH năm 2012; tuy nhiên, do chưa được quy định một cách cụ thể nên trong quá trình thực hiện có vướng mắc, hạn chế.
Do đó, trên cơ sở Luật GDĐH 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77 giao nhiệm vụ và cho phép 23 cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ. Các trường được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Có điều, tự chủ theo Nghị định 77 quan niệm hơi khác: cơ sở GDĐH nào tự lo được kinh phí, cả chi thường xuyên và đầu tư thì thực hiện quyền tự chủ cao. Quan niệm này chưa phản ánh đúng bản chất của tự chủ, vì tự chủ không phải tự lo kinh phí mà là được chủ động cao trong tự quyết định hoạt động của đơn vị mình, chủ động cao trong các lĩnh vực hoạt động. Có cơ sở nhà nước vẫn phải đầu tư. Nhưng đầu tư theo tinh thần tự chủ là dù Nhà nước có đầu tư nhưng phương thức đầu tư thay đổi, đầu tư theo nhiệm vụ, theo đặt hàng. Còn trong hoạt động của mình, cơ sở được quyền tự quyết cao trong các lĩnh vực hoạt động.
Có thể nói, thúc đẩy và mở rộng tự chủ đại học, tăng cường hội nhập quốc tế là tất yếu. Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng. Năm học 2019- 2020 quyền tự chủ cho các trường trong đào tạo, nhân sự và tài chính... đã được đẩy mạnh thông qua việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn triển khai một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
Bạn Lê Hữu Minh, Bắc Ninh:
Thầy Lê Công Lợi
Đó chính là sự cập nhật các nội dung của các đề thi Olympic quốc tế hàng năm của thầy và trò, sự tìm hiểu học hỏi sâu rộng, rèn luyện kĩ năng làm bài từ các đề thi của các quốc gia và khu vực với tất cả các học sinh đội tuyển. Các bài giảng của thầy cô đều là những nội dung kiến thức mới, sáng tạo.
Bạn Bích Hằng – An Lão – Hải Phòng:
Cô Vũ Thị Thảo
Người dùng Internet ở nước ta có trình độ học vấn khác nhau. Trong khi đó trên không gian mạng còn có nhiều thông tin không lành mạnh, thậm chí có những tư tưởng đi ngược lại đạo đức, lối sống, chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì thế, việc khai thác mạng xã hội có kiểm soát, định hướng sẽ giúp ích cho mỗi cá nhân, tổ chức trong việc lan tỏa những điều hay, lẽ phải, hành động đẹp. Mỗi giáo viên nếu biết khai thác mạng để học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích một cách chủ động, có chọn lọn không chỉ giúp ích cho họ trong quá trình dạy học mà còn có tiếng nói, đóng góp tích cực tạo nên sự đồng thuận của xã hội về những chính sách, giải pháp phát triển giáo dục trên mạng xã hội.
Cộng đồng giáo viên sáng tạo Hải Phòng, Cộng đồng học sinh, sinh viên sáng tạo Hải Phòng hai Fanpage này tôi đều tham gia. Trên nhóm, tôi được tiếp cận các nội dung, tin tức về giáo dục, gương GV, HS điển hình. Đồng thời còn được tiếp cận các bài giảng hay, cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bạn Phạm Gia Bách, Hà Nội:
Thầy Lê Công Lợi
Nếu nói là thước đo hoàn toàn thì không đúng vì kết quả, mục tiêu của ngành giáo dục có rất nhiều chỉ số khác. Thành tích của các đội tuyển quốc gia tham dự Olympic quốc tế chứng tỏ năng lực chinh phục đỉnh cao của học sinh Việt Nam trong các môn khoa học tự nhiên. Đây là thành tích rất tự hào mà mọi nền giáo dục tiên tiến đều hướng tới.
Bạn minhmai99@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Kho dữ liệu học liệu này có bài giảng đầy đủ các môn của các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT. Tôi thường xuyên vào kho học liệu trực tuyến tham khảo bài giảng hay, sinh động, tạo hứng thú cho HS. Cách làm này giúp tôi tiết kiệm được thời gian hoàn thành kế hoạch của mình.
Bạn Nguyễn Hải Đăng, Hà Nội:
Thầy Lê Công Lợi
Thành công của thầy trò nhà trường có rất nhiều yếu tố, có thể kể ra đó là sự đam mê cháy bỏng chinh phục đỉnh cao của các học sinh, trình độ chuyên môn chuyên sâu của các thầy tham gia bồi dưỡng phát hiện các học sinh giỏi của nhà trường và của toàn ngành nói chung.
Bạn nxvuong…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Cảm ơn quý độc giả! Việc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nằm trong bảng xếp hạng thế giới là sự nỗ lực của thầy - trò nhiều thế hệ. Đây cũng là gì sự ghi nhận, đánh giá về kết quả, hiệu quả hoạt động của nhà trường nói riêng và toàn ngành Giáo dục nói chung.
Nhà trường không có bí quyết cũng như chiến thuật nào, nhưng có một số lưu ý, kinh nghiệm, xin được chia sẻ như sau:
Thứ nhất, nhà trường có định hướng, chiến lược rõ ràng, nhất quán về định hướng xếp hạng đại học, đặc biệt là xếp hạng quốc tế uy tín.
Thứ hai, có hệ thống thu thập, lưu trữ dữ liệu trong toàn trường một cách thống nhất và đồng bộ
Thứ ba, có phân tích, đánh giá để cải tiến về chất lượng và hiệu quả hoạt động theo tiêu chí của bảng xếp hạng.
Bạn Việt Hà – Thái Bình:
Cô Vũ Thị Thảo
Ngay từ khi nhận được chỉ đạo của cấp trên, tất cả các GV trong khối đã họp và thống nhất nội dung bài dạy trực tuyến cho HS. Hướng dẫn phụ huynh cài phần mềm Zoom trên điện thoại và máy tính. Thiết kế bài giảng với kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu.
Vì là trường trung tâm của huyện nên đa số gia đình HS đều có máy tính và điện thoại thông minh. Phụ huynh đồng hành cùng con học tập nên tiết học mang lại hiệu quả. HS hứng thú học tập, tương tác với giáo viên.
Tuy nhiên dạy học trực tuyến cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn như: có nhiều gia đình không có máy tính, chỉ có một điện thoại nên các con phải học chung mà mỗi con một lớp khác nhau; mạng internet hoạt động chưa ổn định; phần mềm học trực tuyến chưa được bảo mật nên ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.
Bạn Nguyễn Xuân Trung, Hà Nội:
Thầy Lê Công Lợi
Năm nay, nhà trường có 9 học sinh tham dự kì thi Olympic quốc tế, trong đó có 2 huy chương vàng và 1 bằng khen Olympic Toán quốc tế; 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế; 1 huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế; 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế. Ngoài ra còn có 1 huy chương bạc Olympic Vật lý châu Âu, 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc Olympic Tin học châu Á Thái Bình Dương.
Đặc biệt có học sinh Ngô Quý Đăng lớp 10 của Việt Nam lần đầu tiên tham dự Olympic quốc tế và đã đạt huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế với thứ hạng 4 thế giới và em Bùi Hồng Đức 2 năm liền đạt huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế.
Mỗi năm, nhà trường đặt mục tiêu có từ 2 đến 5 huy chương Olympic quốc tế.
Bạn vanha68@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Đến nay, toàn ngành đã triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử... Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học vai trò của CNTT đã thể hiện ngày một rõ nét với việc triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng e-learning dùng chung. Việc giao dịch, tập huấn trên môi trường mạng sẽ giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiết kiệm thời gian, trao đổi công việc nhanh, hiệu quả, khoa học.
Bạn namnhan…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Để tham gia xếp hạng các trường cầ đáp ứng một số yêu cầu như: Đối với bảng xếp hạng Times Higher Education: + Với bảng xếp hạng tổng thể trường, cơ sở giáo dục đại học muốn được xếp hạng cần:
- Có hơn 1000 công bố trong 5 năm gần nhất, trong đó không năm nào dưới 150 bài trong hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus;
- Có đào tạo bậc đại học (những trường chỉ đào tạo sau đại học không được xếp hạng);
- KHÔNG chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp hay có hơn 80% số bài công bố chỉ thuộc một lĩnh vực;
- Cung cấp các con số “tổng số” cho số liệu năm xếp hạng;
- KHÔNG có nhiều hơn 2 trong số các chỉ số quan trọng (số giảng viên, số giảng viên quốc tế, số cán bộ nghiên cứu, số sinh viên, số sinh viên quốc tế, số bằng cử nhân/kỹ sư được cấp, số bằng Tiến sĩ được cấp, thu nhập, thu nhập từ nghiên cứu, thu nhập từ thương mại hoá và chuyển giao công nghệ) bằng 0 (hoặc được đánh dấu là “không có” hoặc “chưa có”). Nếu những dữ liệu này không được khai báo thì những dữ liệu liên quan khác cũng không thể hoàn thành; - Cung cấp số liệu cho ít nhất một nhóm ngành;
- KHÔNG nằm trong danh sách loại trừ đặc biệt.
+ Với bảng xếp hạng theo nhóm ngành, các trường cần đạt chỉ tiêu tối thiểu về số công bố trong vòng 5 năm gần nhất, số lượng và tỉ lệ giảng viên theo nhóm ngành. * Đối với bảng xếp hạng Quacquarelli Sydmonds:
+Với bảng xếp hạng tổng thể trường, cơ sở giáo dục đại học muốn được xếp hạng cần:
- Vừa đào tạo, vừa nghiên cứu. Những cơ sở chỉ nghiên cứu (research institutes) không được xếp hạng;
- Nghiên cứu tại ít nhất hai trong số năm nhóm ngành (nhân văn học/arts and humanities, kỹ thuật và công nghệ, quản lý và khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, y học và khoa học sự sống). Những trường chỉ nghiên cứu một lĩnh vực hẹp có thể được xếp hạng theo các chỉ số nhất định nhưng không được xếp hạng tổng thể, ví dụ như trường HEC Paris, Bocconi ở Ý;
- Đào tạo cả bậc đại học và sau đại học. Những trường vốn dĩ chỉ đào tạo đại học hoặc sau đại học, sau đó mở rộng bậc đào tạo có thể được xếp hạng sau ít nhất 3 năm từ khi khoá sinh viên/học viên cao học/nghiên cứu sinh đầu tiên tốt nghiệp từ hai trong số năm nhóm ngành được QS quy định như điều kiện 2.
+ Với bảng xếp hạng QS theo nhóm ngành, cơ sở giáo dục đại học cần:
- Đào tạo cả đại học và sau đại học cho nhóm ngành đó;
- Đạt chỉ tiêu tối thiểu về số công bố bởi Scopus trong 5 năm gần nhất theo nhóm ngành;
- Đặt chỉ tiêu tối thiểu về điểm số cho khảo sát uy tín học thuật và/hoặc uy tín nhà tuyển dụng tuỳ nhóm ngành.
Bạn Minh Thành – Hải Phòng:
Cô Vũ Thị Thảo
Với Trường Tiểu học Núi Đèo các GV đều ứng dụng CNTT trong giảng dạy, bên cạnh đó chúng tôi còn tham gia soạn bài giảng e-Learning. Việc số hóa bài giảng mang lại cho giáo viên cơ hội trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc mở rộng không gian học tập ngoài lớp học truyền thống khiến các em học sinh thêm hào hứng, đem lại hiệu quả giáo dục nhất là trong thời gian qua, khi mà các trường học thực hiện việc giãn cách xã hội theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.
Bạn tranlong…@gmail.com:
GS. TS Vũ Văn Yêm
Chào bạn! Hiện nay, tiêu chí của Bảng xếp hạng QS 2020 như sau:
TT | Tiêu chí | Trọng số điểm (%) | ||
Thế giới | Châu Á | Nhóm ngành | ||
1 | Đánh giá của học giả | 40 | 30 | Tuỳ lĩnh vực |
2 | Đánh giá của nhà tuyển dụng | 10 | 20 | Tuỳ lĩnh vực |
3 | Số trích dẫn/giảng viên (dữ liệu Scopus trong 5 năm) | 20 | - | - |
4 | Số trích dẫn/bài báo (dữ liệu Scopus trong 5 năm) | - | 10 | Tuỳ lĩnh vực |
5 | Số bài báo/giảng viên (dữ liệu Scopus trong 5 năm) | - | 5 | - |
6 | Mạng lưới nghiên cứu quốc tế | - | 10 | - |
7 | Tỷ lệ sinh viên/giảng viên | 20 | 10 | - |
8 | Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ | - | 5 | - |
9 | Tỷ lệ giảng viên quốc tế | 5 | 2,5 | - |
10 | Tỷ lệ sinh viên quốc tế | 5 | 2,5 | - |
11 | Tỷ lệ sinh viên quốc tế đến trao đổi | - | 2,5 | - |
12 | Tỷ lệ sinh viên của trường đi trao đổi | - | 2,5 | - |
13 | H-index | - | - | Tuỳ lĩnh vực |
Bạn phuongha25@...:
Cô Vũ Thị Thảo
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục giúp chúng tôi quản lý thông tin lớp học, hồ sơ học sinh, năng lực, phẩm chất, điểm kiểm tra định kỳ đồng thời tự động lập các báo cáo tổng hợp hồ sơ học sinh, tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục một cách thuận tiện. Mỗi giáo viên chúng tôi đều thực hiện và thành thạo các việc đó. Từ cách quản lý thông tin học sinh đến việc tổng hợp, báo cáo các hoạt động giáo dục với cơ quan quản lý một cách khoa học sẽ giúp chúng tôi nhàn hơn trong việc làm giấy tờ, sổ sách và có phương pháp giáo dục cụ thể, hiệu quả với từng học sinh. Đặc biệt, việc này còn giúp phụ huynh biết thông tin, tình hình học tập, hoạt động của con tại trường, từ đó có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục con em mình.
Bạn Nguyễn Tiến Tùng (tientung…@gmail.com):
GS. TS Vũ Văn Yêm
Trường ĐHBK Hà Nội có tất cả 5 nhóm ngành được xếp hạng theo các tổ chức Quacquarelli Sydmonds (QS) và Times Higher Education (THE). Trong đó, 2 nhóm ngành thuộc top 400, đứng đầu toàn quốc: Kỹ thuật Điện – Điện tử, Kỹ thuật Cơ khí Hàng không và chế tạo; 2 nhóm ngành thuộc top 500: Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Toán học. Nhóm ngành Physical Sciences lần đầu được xếp hạng trong BXH 2021, lọt top 1000 Thế giới.
Lĩnh vực | Nhóm ngành | Thứ hạng trong nước | Thứ hạng toàn cầu 2020 | Thứ hạng toàn cầu 2019 |
Kỹ thuật & Công nghệ | Kỹ thuật Điện - Điện tử; | 1 | 351-400 | 401-450 |
Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo | 1 | 351-400 | 451-500 | |
Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin | 1 | 451-500 | 501-550 | |
Khoa học tự nhiên | Toán học | 2 | 451-500 |
Theo xếp hạng THE theo nhóm ngành (Times Higher Education World University Rankings by Subject):
Nhóm ngành Computer Science(Khoa học máy tính): Top 601-800 năm 2021
Khối ngành Physical Sciences(Vật lý, toán thống kê,…): Top 801-1000 năm 2021
Lĩnh vực Engineering and Technology (Kỹ thuật và công nghệ):Top 301-400 năm 2020, 501-600 năm 2021
Ngoài ra, xếp hạng tổng thể Trường:
THE: Top801-1000 thế giới năm 2019
Top 251-300 châu Á năm 2020
QS: 261-270 châu Á năm 2020
Bạn Xuân Mai, Hà Nội: