Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới: Chủ động tự bồi dưỡng

GD&TĐ - Chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên ở các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh tham gia các lớp bồi dưỡng, đội ngũ nhà giáo cũng chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tiệm cận với chương trình. 

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) trong giờ học tiếng Anh.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) trong giờ học tiếng Anh.

Ưu tiên bồi dưỡng giáo viên

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, để chuẩn bị về đội ngũ cho chương trình mới, Sở GD&ĐT đã xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhất là ở cấp tiểu học để tham gia các chương trình, các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cụ thể, trong tháng 10 này, Sở cử khoảng 70 hiệu trưởng và gần 500 giáo viên cốt cán của TPHCM tham gia chương trình bồi dưỡng giáo viên do Bộ GD&ĐT tổ chức. Từ đó, sẽ xây dựng đội ngũ báo cáo viên, các chuyên đề nhằm thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn về Chương trình giáo dục phổ thông mới cho toàn ngành.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, để chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT vào năm học 2020 - 2021, bảo đảm 100% thầy cô giáo dạy lớp 1 được tập huấn, bồi dưỡng, trong năm học này, sở đề nghị lãnh đạo các trường tổ chức cho các giáo viên nghiên cứu kĩ Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình GDPT, nghiên cứu tổng thể chương trình, mục tiêu, đầu ra, yêu cầu, định hướng phát triển…

Chương trình mới được thiết kế theo hướng mở để giáo viên chủ động, sáng tạo trong cách giảng dạy của mình. Trước mắt, các giáo viên, nhà trường cần thực hiện tốt Văn bản 4612 của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh…

Bên cạnh đó, Sở cũng chủ động phối hợp với các trường ĐH, cơ sở bồi dưỡng giáo viên xây dựng những chuyên đề về chương trình GDPT tổng thể để triển khai cho các đơn vị cơ sở.

Ngay trong hè năm 2019, ngành đã xây dựng, đưa vào chương trình bồi dưỡng hè nhiều chuyên đề, nội dung để trang bị sẵn sàng cho cán bộ, giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm bảo đảm việc triển khai chương trình GDPT 2018 đúng tiến độ và đạt chất lượng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

UBND TPHCM đã yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện rà soát hiện trạng, nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, từ đó đề xuất với Sở GD&ĐT nhằm bảo đảm số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả thực hiện chương trình GDPT; tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm (từ năm 2019 đến năm 2023).

Cụ thể: Các lớp bồi dưỡng hướng dẫn dạy học môn học (theo tài liệu hướng dẫn dạy học chương trình GDPT), trong đó giáo viên tiểu học gồm 6 đợt (từ năm 2018 đến năm 2023); giáo viên THCS gồm 5 đợt (từ năm 2019 đến năm 2023) và giáo viên THPT gồm 4 đợt (từ năm 2020 đến năm 2023)…

Ảnh minh họa/ Internet
 Ảnh minh họa/ Internet

Tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu

Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới, việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực người thầy theo chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng mà Bộ đã ban hành cũng được Sở GD&ĐT, các quận, huyện tại TPHCM chú trọng. Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy học, không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tiệm cận với chương trình GDPT năm 2018.

Tại TPHCM, từ nhiều năm nay, các trường học đã chủ động triển khai cho giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh, triển khai kế hoạch dạy các tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường, tiết học STEM..., tổ chức cho học sinh tự khám phá, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

TPHCM đã thực hiện việc triển khai cho học sinh tiếp cận tiếng Anh từ lớp 1 theo chương trình tiếng Anh tăng cường; nhà trường chủ động cho học sinh làm quen với bộ môn Tin học qua chương trình Tin học IC3 Spark, trong đó một số trường có điều kiện đã chủ động dạy Tin học cho học sinh ngay từ năm lớp 1… Bên cạnh đó, ngành GD TP cũng triển khai xây dựng mô hình trường tiểu học tiên tiến theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

Sự chủ động của các trường đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên là luôn đổi mới, sáng tạo. Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường TH Bình Hòa (quận Bình Thạnh) cho rằng, nghề giáo đòi hỏi mỗi giáo viên học hỏi, sáng tạo hằng ngày, học từ đồng nghiệp, tài liệu, các mô hình trong và ngoài nước với phương pháp, kỹ năng dạy học hay, hiệu quả và áp dụng phù hợp với học sinh của mình.

Được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là hai yếu tố quan trọng giúp người giáo viên luôn chủ động, sẵn sàng thích nghi với bất cứ sự thay đổi nào, giáo viên cũng linh hoạt tiếp cận tốt nhất.

Đề cao vai trò của tự bồi dưỡng, thầy Vương Sĩ Đức, giáo viên Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (quận Gò Vấp) chia sẻ, điều cốt lõi vẫn là năng lực, kỹ năng của người thầy. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt tâm thế, tìm hiểu kĩ về tổng thể chương trình mới, mục tiêu, định hướng, có nền tốt, khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng, các thầy cô sẽ nắm gọn tinh thần, cách thức, nội dung… của chương trình nên việc tiếp cận, triển khai chương trình mới sẽ rất thuận lợi.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ