Nhật Bản mở trường dạy lập trình

GD&TĐ - Chính quyền thành phố Ota, phía Đông Nhật Bản, thông báo mở trường dạy lập trình cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 6 với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Một giờ học tại Trường Lập trình Ota, Nhật Bản.
Một giờ học tại Trường Lập trình Ota, Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, lập trình là nội dung bắt buộc trong chương trình phổ thông do Bộ Giáo dục đưa ra. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Ota mong muốn Trường Lập trình Ota sẽ giúp học sinh “phát huy niềm yêu thích với lập trình sau khi được dạy kiến thức cơ bản trên lớp”.

Dự kiến, trường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2022 với chỉ tiêu gần 50 học sinh. Các em sẽ học 30 tiết trong hai ngày thứ Ba, thứ Năm hàng tuần tại Tòa thị chính Ota.

Dưới sự hỗ trợ của một công ty CNTT tư nhân, học sinh được dạy các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao như phần mềm Scartch, robot. Học phí mỗi năm là 30.000 yên (khoảng 5,5 triệu đồng). Hiện trường đang tổ chức học thử cho 24 học sinh.

Một phụ huynh 35 tuổi nhận định: “Công nghệ thông tin là xu hướng của thời đại hiện nay. Tôi muốn cho con đăng ký vào trường để cháu bắt kịp thời đại và sử dụng công nghệ như ý muốn”.

Còn một nam sinh lớp 3 đăng ký vào trường bày tỏ: “Cháu không được học về Scartch trên trường nhưng cháu thích tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình này. Cháu muốn trở thành người sáng tạo nội dung trên YouTube và chia sẻ mọi thứ với người xem”.

Theo Mainichi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.