Nhà trường có nên “khéo co” để thưởng Tết giáo viên?

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Căn cứ vào khoản tiền từ ngân sách rót về trường hàng năm, sau khi trừ đi các kinh phí dành cho hoạt động, còn lại khoản kết dư nhà trường mới chia thu nhập tăng thêm dành cho giáo viên. Tiền thưởng này nhiều hay ít phụ thuộc vào tài “khéo co thì ấm” của hiệu trưởng.

Liên quan đến câu chuyện này, trả lời trên VOV1, ông Lê Thống Nhất - người sáng lập hệ thống Bigshool – chia sẻ đã tiếp xúc nhiều với lãnh đạo sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, lãnh đạo các nhà trường và được biết, số tiền nhà nước rót cho các hoạt động chi thường xuyên vốn đã ít. Nếu giờ lại tiết kiệm từ khoản chi đó thì khó có thể đảm bảo được các hoạt động của nhà trường.

“Theo tôi, không nên nghĩ cách thêm tiền cho giáo viên và dịp Tết bằng cách gói ghém những khoản như thế này, không nên nghĩ đây là giải pháp tốt” – ông Lê Thống Nhất cho hay.

Có người cho rằng, một số trường đã dựa vào chính sách xã hội hóa giáo dục để huy động phụ huynh đóng góp kinh phí mỗi khi Tết đến. Ông Lê Thống Nhất cho rằng, không nên lạm dụng cách này, bởi được ít nhưng mất có thể nhiều bởi có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà giáo.

Nói về trách nhiệm lo Tết cho nhà giáo, theo ông Lê Thống Nhất, trước hết phải thuộc về chính quyền địa phương, cụ thể là UBND các cấp.

Nếu UBND không làm tốt chuyện này thì đây là câu chuyện của Chính phủ. Chính phủ phải chỉ đạo một cách rất rõ ràng, khi cân đối ngân sách ở các địa phương rót cho các nhà trường, ghi rõ một khoản để hỗ trợ thầy cô dịp Tết. Như vậy, các trường không phải tiết kiệm, vì tiết kiệm sẽ ảnh hưởng đến việc khác.

Nhấn mạnh đặc thù nghề giáo, ông Lê Thống Nhất đồng thời khẳng định tầm quan trọng mang ý nghĩa quyết định của đội ngũ nhà giáo tới thành công đổi mới giáo dục. Từ đó cho rằng, cần có chế độ tiền lương thỏa đáng để thầy cô đủ sống.

“Ưu tiên về thang bậc lương cho giáo viên là cực kì cần thiết và xã hội không nên tranh luận nhiều việc này” – ông Lê Thống Nhất nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.