Mất an toàn thực phẩm trong trường học: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm

GD&TĐ - Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội có gần 2.200 bếp ăn trường học. Do đó, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn bán trú luôn được lãnh đạo Sở GD&ĐT, nhà trường đặc biệt quan tâm.

Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm) hào hứng với bữa ăn bán trú.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm) hào hứng với bữa ăn bán trú.

Cô Bùi Thị Diệu Ngọc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Quy trình bếp ăn khép kín được nhà trường thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của đại diện cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường. Chỉ khi nào việc giao nhận hoàn thành, thực phẩm mới được bàn giao cho nhà bếp để chế biến.

Các thành viên tham gia giám sát cũng được tập huấn để hiểu rõ công việc của mình? Ví dụ, thực phẩm phải có tem mác theo quy định an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, đúng đơn vị cung cấp, định lượng, số lượng. Đơn vị cung cấp thực phẩm phải có đủ hồ sơ năng lực, chứng nhận. 

Cô Bùi Thị Thanh Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chia sẻ: Trong những năm qua, nhà trường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho bếp ăn bán trú. Nhà ăn, bếp nấu, khu chế biến và các trang thiết bị đều đạt quy chuẩn. 

“Hằng ngày, ban giám hiệu cùng đại diện hội phụ huynh giám sát chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập vào, có nguồn gốc rõ ràng, các loại thực phẩm phải tươi sống, có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng”, cô Hằng trao đổi.

Thế nhưng, không phải nơi nào cũng thực hiện nghiêm túc việc giám sát chất lượng bữa ăn bán trú. Tháng 9/2020, 22 học sinh của Trường Tiểu học Tiên Dương và 11 học sinh của Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu trên địa bàn huyện Đông Anh  có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, sốt nhẹ, một số trường hợp phải nhập viện. 

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện đơn vị cung cấp suất ăn không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm. Cụ thể, nhà kho của đơn vị cung ứng đặt gần nhà vệ sinh; khu vực chế biến có côn trùng xâm nhập; nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan và chưa xuất trình được kết quả xét nghiệm nước định kỳ theo quy định.

Sự việc xảy ra tại các trường học kể trên là bài học đắt giá cho việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học bởi chỉ cần một khâu bị lỗi, dù nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục Hà Nội xác định việc bảo đảm an toàn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó có an toàn bữa ăn bán trú. Sở sẽ tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất các trường trong việc tổ chức bữa ăn cho học sinh, trong đó có việc thực hiện quy trình cung ứng thực phẩm. 

Theo ông Tiến, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm kiểm soát quy trình này, kiên quyết nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng. Đơn vị nào để xảy ra sự cố liên quan đến chất lượng bữa ăn của học sinh tại trường, hiệu trưởng  phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.