Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2019-2020

GD&TĐ - Sáng 15/9, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 dưới hình thức trực tuyến tại hơn 600 điểm cầu.

Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội
Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội

Dự hội nghị tại điểm cầu UBND TP có ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban ngành thành phố. Đại diện Bộ GD&ĐT có bà Trịnh Hoài Thu- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học.

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Năm học 2019 - 2020, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, HĐND, UBND TP Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành Thành phố, Ngành GD-ĐT Hà Nội đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học và đã đạt được những kết quả toàn diện.

Các đề án, kế hoạch, chương trình công tác được triển khai kịp thời. Công tác chỉ đạo của Sở đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể, quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Với tinh thần chủ động tích cực, ngành tiếp tục tham mưu với Thành uỷ, HDND, UBND TP đề xuất các chỉ tiêu về phát triển GD-ĐT. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được đầu tư tốt hơn.

Ngành đã chủ động tham mưu UBND TP để có nhiều giải pháp ổn định công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, phân tuyến hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu chỗ học. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. CSVC, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng CNTT được nâng cao.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và công nhận trường đạt CQG năm 2019, vượt chỉ tiêu 21 trường, đạt 121% kế hoạch (121/100). Ứng dụng CNTT trong công tác tuyển sinh đầu cấp và quản lý học sinh được chú trọng đẩy mạnh, tiến tới đồng bộ hóa dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.

Chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm.

Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá không ngừng được đổi mới; nề nếp và kỷ cương được duy trì. Xã hội hoá giáo dục có nhiều bước chuyển biến, huy động được các nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục. Các hoạt động, phong trào thi đua được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa.

Ngành GD-ĐT Hà Nội đã triển khai hiệu quả các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại; tổ chức dạy học qua Internet, truyền hình, chia sẻ nội dung dạy học trên truyền hình cho 12 tỉnh; triển khai có hiệu quả chương trình “Máy tính cho em”, trao trợ cấp cho giáo viên, tặng máy tính cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Theo tổng hợp số liệu từ các quận huyện thị xã, tính đến tháng 9/2020, TP có 2792 trường mầm non, phổ thông và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, với 62.223 nhóm lớp, 2.111.600 học sinh. Tăng 44 trường so với cùng kì năm trước.

Căn cứ chỉ thị số 666/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ giải pháp năm học 2020-2021 của ngành GD và thực tiễn về tình hình công tác GD-ĐT Thủ đô, ngành GD-ĐT Hà Nội xác định phương hướng của năm học mới là: Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong đó giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng; giáo dục mầm non chú trọng việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Giáo dục Hà Nội trong thời kỳ hội nhập phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.