Địa phương cần chú ý điều kiện nguồn lực giáo viên, CSVC triển khai CTGDPT mới

GD&TĐ - Chiều ngày 13/1, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc với tỉnh Bạc Liêu về tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 (CTGDPT mới).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu.

Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy; ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đồng chủ trì buổi làm việc cùng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Tham gia đoàn công tác có đại diện các cục, vụ chuyên môn của Bộ GD&Đ, Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại.

Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu bày tỏ mong muốn có kế hoạch hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tỉnh để giáo dục của địa phương ngày càng phát triển.
Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu bày tỏ mong muốn có kế hoạch hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tỉnh để giáo dục của địa phương ngày càng phát triển.

Xây dựng đề án, chuẩn bị nguồn lực phục vụ giáo dục

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ mong muốn lắng nghe tiếng nói của ngành GD tỉnh Bạc Liêu trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của ngành, đặc biệt là CTGDPT mới. Đồng thời, Bộ trưởng đánh giá cao những nỗ lực, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và quá trình triển khai chương trình GDPT mới nói riêng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý tỉnh Bạc Liêu về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và sớm ban hành tài liệu giáo dục địa phương.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý tỉnh Bạc Liêu về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và sớm ban hành tài liệu giáo dục địa phương. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý địa phương, đến thời điểm hiện nay việc triển khai CTGDPT mới đối với lớp 1 đã bước sang học kỳ II, do đó ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu cần chỉ đạo các trường rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện, từ đó có sự đúc kết những điểm mạnh, điểm yếu, để triển khai các chương trình tiếp theo. Trong đó, cần chú ý các điều kiện về nguổn lực GV, cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai CTGDPT mới.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý tỉnh Bạc Liêu về việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6; chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất triển khai 2 khối lớp này trong năm học tiếp theo và sớm ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Đặc biệt, Bộ trưởng lưu ý “Không được để xảy ra tình trạng giáo viên, nhà trường gợi ý HS, phụ huynh mua sách tham khảo. Trong trường nên mua 1 bộ sách tham khảo để tại thư viện cho HS tham khảo…”.

Đồng thời, Bộ trưởng lưu tâm ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu trong việc biên soạn và sớm ban hành tài liệu giáo dục địa phương; trong đó cần chú ý tới tính khoa học lịch sử, logic trong biên soạn để trình hội đồng phê duyệt. Trong xu thế chuyển đổi số trong GD, địa phương cần xây dựng đề án kết hợp với một số sở ngành để tiến tới chuyển đổi số trong toàn ngành.

Chia sẻ với những khó khăn của ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp để triển khai CTGDPT mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhất trí hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu tính toán xây dựng đề án về phát triển đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp cho giai đoạn 5 năm (2021-2025). Trong đó, địa phương cần rà soát nhu cầu về đội ngũ để thấy rõ thực tế thừa - thiếu, căn cứ lộ trình đổi mới và các quy định để xây dựng đề án phát triển đội ngũ GV, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, xác định nguồn kinh phí đào tạo cho từng năm.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng phòng máy tính trị giá 300 triệu đồng cho Trường TH Kim Đồng, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng phòng máy tính trị giá 300 triệu đồng cho Trường TH Kim Đồng, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Để tạo sự đồng thuận và thông hiểu các chủ trương đổi mới, Bộ trưởng lưu ý ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, trước mắt là thông tin, làm rõ nét kết quả triển khai CTGDPT mới đối với lớp 1. Bộ trường đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Ban Tuyên giáo tỉnh trong việc truyền tải thông tin của ngành giáo dục...

Để việc triển khai CTGDPT mới diễn ra thành công, Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Bạc Liêu cần có cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục của tỉnh với các bộ phận chuyên môn của Bộ để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình GD nói chung và GDPT nói riêng. Bên cạnh đó, phục vụ việc việc xây dựng đề án về phát triển đội ngũ GV và đầu tư cơ sở vật chất - Bộ trưởng gợi ý - tỉnh Bạc Liêu nên có Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện.

Sẵn sàng cho CTGDPT mới

Bà Lâm Thị Sang- Giám đốc Sở GDKH&CN tỉnh Bạc Liêu: "GV, CBQL tham gia tập huấn đầy đủ, có chất lượng, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức".
Bà Lâm Thị Sang- Giám đốc Sở GDKH&CN tỉnh Bạc Liêu: "GV, CBQL tham gia tập huấn đầy đủ, có chất lượng, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức".

Tại buổi làm việc, bà Lâm Thị Sang- Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (GDKH&CN) tỉnh Bạc Liêu đã có báo cáo tổng thể tình hình triển khai thực hiện CTGDPT mới. Tỉnh đã triển khai CTGDPT mới đến tất cả giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 trong năm học 2020 - 2021; chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện dạy học lớp 1 theo Chương trình mới từ năm học 2020 - 2021 và các lớp tiếp theo theo lộ trình thực hiện CTGDPT 2018 của Bộ GD&ĐT...

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) phát biểu góp ý tại buổi làm việc.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) phát biểu góp ý tại buổi làm việc.

Đồng thời, Sở GDKH&CN chọn lựa đội ngũ CBQL, GV tham gia 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo đủ về số lượng, về cơ cấu và trình độ đáp ứng các yêu cầu để thực hiện triển khai CTGDPT mới.

“GV, CBQL tham gia tập huấn đầy đủ, có chất lượng, sinh hoạt chuyên môn do trường và các cấp quản lý tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CTGDPT; chủ động đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn; tích cực tự làm thiết bị dạy học và xây dựng học liệu điện tử của môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng CTGDPT mới” - bà Lâm Thị Sang báo cáo.

Bên cạnh đó, để kịp thời triển khai việc lựa chọn sách giáo khoa các môn học/hoạt động giáo dục đối với lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022 và các khối lớp khác tiếp theo, UBND tỉnh đang xem xét để ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và thành lập các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 (mỗi môn học/hoạt động giáo dục mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng) theo đúng quy định Bộ GD&ĐT về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) góp ý với địa phương trong việc tạo các nguồn lực cơ sở vật chất để phát triển GD.

Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) góp ý với địa phương trong việc tạo các nguồn lực cơ sở vật chất để phát triển GD.

Tại buổi làm việc, đại diện các cục, vụ chuyên môn và Văn phòng Bộ GD&ĐT (Vụ GD mầm non, Vụ GD Tiểu học, Vụ GD THCS, Văn phòng Bộ, Cục Nhà giáo và CBQL, Cục Cơ sở vật chất) đã đánh giá cao sự chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện CTGDPT mới của tỉnh Bạc Liêu, đồng thời có những góp ý thẳng thắn các lĩnh vực liên quan để công tác giáo dục tại địa phương tiếp tục đạt thành quả cao hơn trong thời gian tới. Cụ thể là việc nâng cấp cơ sở vật chất, diện tích đất dành cho GD còn hạn chế, tỉ lệ GV/HS, giáo viên đạt chuẩn, làm tốt việc phân luồng học sinh tiểu học, nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia…

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 118 trường tiểu học (trong đó có 2 trường tư thục) và 3 trường phổ thông có cấp tiểu học, với 74.611 học sinh/2.334 lớp, trung bình có 32 học sinh/lớp; có 2.215 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố là 1.552, bình quân 0,95 phòng học/lớp. Số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày (9-10 buổi/tuần) là 52.711 em, tỉ lệ 70,64%. Trong đó, số học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày là 14.761/14.761 em, đạt tỉ lệ 100%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.