Dạy văn hóa trong trường nghề: Bảo đảm đúng luật và tạo thuận lợi cho người học

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn tổ chức dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với dạy nghề, để cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án phù hợp, bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của pháp luật

Ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT).
Ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT).

Về việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp để học lên trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp, ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cho biết:  

Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi 2009 và Luật Dạy nghề 2006 quy đinh: Giáo dục nghề nghiệp gồm có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó dạy nghề có 3 trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Giáo dục đại học gồm các trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Cơ quản lý nhà nước về dạy nghề quy định chương trình khung cho từng trình độ đào tạo nghề.

Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành đã có có quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho đối tượng học sinh có bằng tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Luật giáo dục nghề nghiệp có quy định: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.

Mặc dù Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2015, nhưng để bảo đảm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới đang được xây dựng trong giai đoạn 2015-2019, Bộ GD&ĐT chưa có đủ cơ sở khoa học để ban hành quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.

Tuy nhiên, ngày 23/6/2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 2691/BGDĐT-GDĐH về việc phối hợp một số hoạt động trong giáo dục nghề nghiệp. Trong đó đã hướng dẫn: cho phép các trường cao đẳng, trung cấp tổ chức giảng dạy và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT (theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT) mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.

Cũng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho đối tượng học sinh có bằng tốt nghiệp THCS theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT.

Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

“Hiện, Bộ GD&ĐT đã và đang soạn thảo Thông tư Quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Dự kiến Thông tư này sẽ ban hành trong năm 2021 để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh có bằng tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp có nguyện vọng học lên trình độ cao đẳng theo đúng quy định của pháp luật” – ông Hoàng Đức Minh cho hay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Về việc tổ chức dạy giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong các trường trung cấp và cao đẳng để cấp bằng tốt nghiệp THPT, ông Hoàng Đức Minh cho biết: Theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT là chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Người học học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Trường hợp người học không dự thi tốt nghiệp THPT, hoặc thi không đạt yêu cầu thì người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Như vậy, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, chỉ có trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục duy nhất có chức năng, nhiệm vụ thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Cũng theo chia sẻ của ông Hoàng Đức Minh, Bộ GD&ĐT nhiều năm nay đã ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về việc phối hợp giữa các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp, cao đẳng để thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và nu cầu học tập của người dân.

“Thực tế tại địa phương, phần lớn các cơ sở giáo dục đã và đang thực hiện thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, trước tình hình thực tế hiện nay, một số trường trung cấp và trường cao đẳng tổ chức thực hiện giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT không đúng quy định.

Ngày 31/7/2020, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 2857/BGDĐT-GDTX hướng dẫn tổ chức dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với dạy nghề để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án xử lý phù hợp bảo đảm quyền lợi cho người học theo các quy định hiện hành của pháp luật” – ông Hoàng Đức Minh cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.