Giáo dục về lòng trắc ẩn cho trẻ qua hoạt động thường ngày

GD&TĐ - Trẻ được giáo dục lòng trắc ẩn từ sớm sẽ học được cách hiểu bản thân, biết giúp đỡ mọi người xung quanh và lan tỏa tình yêu thương tới cộng đồng.

Lòng trắc ẩn luôn hiện hữu trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các bé. Không chỉ giúp mỗi người xích lại gần nhau hơn, trẻ được giáo dục về lòng trắc ẩn từ sớm sẽ phát triển kỹ năng xã hội, là tiền đề hình thành những đức tính tốt đẹp sau này.

Theo chuyên gia, lòng trắc ẩn trong trẻ phát triển theo 3 giai đoạn chính: Bước đầu tiên, các bé học được cách nhận biết cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Kế tiếp, trẻ sẽ biết quan tâm và đặt mình vào vị trí của người khác. Cuối cùng, trẻ hiểu ra vấn đề và muốn hành động để giúp đỡ mọi người.

Bố mẹ có thể căn cứ theo tiến trình này và kết hợp các phương pháp giáo dục phù hợp với con cái.

Mẹ trở thành tấm gương phản chiếu mẫu mực và sẵn sàng đồng hành cùng con là phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất.

Mẹ trở thành tấm gương phản chiếu mẫu mực và sẵn sàng đồng hành cùng con là phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất.

Nhận biết cảm xúc

Để “ươm mầm” lòng trắc ẩn, trước hết trẻ phải học cách nhận biết cảm xúc của bản thân và những người quanh mình. Bố mẹ có thể trợ giúp bằng cách cho các bé xem những thẻ bài cảm xúc hoặc bộ phim hoạt hình giáo dục hợp với lứa tuổi.

Thông qua biểu cảm được thể hiện trên gương mặt, trẻ sẽ lý giải được lý do vì sao con người lại có cảm xúc và cách nhận biết, sử dụng cảm xúc phù hợp trong đời sống.

Đồng cảm với mọi người xung quanh

Bố mẹ hãy đặt ra một số tình huống khó khăn giả định và quan sát hành động, cảm xúc của trẻ khi đối diện với những tình huống ấy. Các món đồ chơi quen thuộc hoặc cụ thể hóa tình huống qua hoạt động sáng tạo thủ công sẽ giúp trẻ dễ hình dung và thuận tiện trong phương pháp giáo dục về lòng trắc ẩn.

Sau khi trải nghiệm, những suy nghĩ và hành động nảy sinh từ lòng trắc ẩn của trẻ sẽ dần được bộc lộ. Đó có thể là một lời cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc một lời động viên, an ủi bạn bè khi họ gặp khó khăn. Trẻ sẽ biết trân trọng những gì mà bản thân đang có và dần hình thành suy nghĩ yêu thương, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ người khác.

Giúp đỡ bằng hành động

Khi trẻ đã hiểu thế nào về lòng trắc ẩn, bố mẹ cần tạo cơ hội và khích lệ trẻ lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Hãy đồng hành cùng trẻ từ trải nghiệm đơn giản nhất, ví dụ như tham gia các workshop cộng đồng dành riêng cho các bé. Qua đó, trẻ sẽ có cơ hội trực tiếp được thấu hiểu và bày tỏ tình yêu thương với mọi người.

Những hoạt động cộng đồng sẽ giúp bé hiểu thêm về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Những hoạt động cộng đồng sẽ giúp bé hiểu thêm về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Với thông điệp “Món quà của lòng trắc ẩn”, workshop Quả thông yêu thương góp phần bồi đắp tinh thần trách nhiệm và lan tỏa hạnh phúc tới cộng đồng trong mùa Giáng sinh năm nay.

Diễn ra vào mỗi buổi tối thứ 5 - chủ nhật hằng tuần kể từ ngày 9/12 - 24/12/2023, với mỗi quả thông được trang trí tại workshop, các bé sẽ nhận được 1 thẻ Wolfoo.

Ban tổ chức quy đổi các thẻ thu thập được thành những phần quà đặc biệt gửi tặng các bạn nhỏ tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.