Giáo dục về biến đổi khí hậu cần bắt đầu từ trẻ nhỏ

Giáo dục về biến đổi khí hậu cần bắt đầu từ trẻ nhỏ

(GD&TĐ)-Tại buổi tọa đàm về giáo dục biến đổi khí hậu với sinh viên trường ĐHSP Hà Nội sáng nay (14/3), Đại sứ phụ trách về biến đổi khí hậu Vương quốc Thụy Điển – bà Anna Lindstedt cho rằng, dù biến đổi khí hậu là một khái niệm khá trừu tượng nhưng nên giáo dục cho trẻ về vấn đề này ngay từ khi còn nhỏ.

Tọa đàm về biến đổi khí hậu tại ĐHSP Hà Nội sáng 14/3. Ảnh: gdtd.vn
Tọa đàm về biến đổi khí hậu tại ĐHSP Hà Nội sáng 14/3. Ảnh: gdtd.vn

Theo bà Anna Lindstedt, nâng cao ý thức về biến đối khí hậu phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên. Đơn giản như việc tiết kiệm nặng lượng, tắt đèn khi không cần thiết, tiết kiệm nước và không nên ăn quá nhiều thịt..., tất cả những điều thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ta có... Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời. Sau đó, ở những lứa tuổi lớn hơn, việc giáo dục nhận thức về môi trường sẽ được tiếp tục một cách bài bản, mang tính học thuật.

Ở Thụy Điển, việc giáo dục về biến đổi khí hậu đã được đưa vào chương trình chính thức trong nhà trường. Tại Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu tuy không tổ chức thành môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép (dưới ba dạng: tích hợp toàn phần; tích hợp, lồng ghép bộ phận; liên hệ) ở các cấp học. Ở Tiểu học, các đơn vị kiến thức này được tích hợp và lồng ghép ở các phân môn Địa lí và Lịch sử, Kể chuyện, tìm hiểu Tự nhiên – Xã hội; Đạo đức,… Ở cấp THPT và THCS  được tích hợp trong các môn như Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, hướng nghiệp,… với nội dung và thời lượng khá nhiều.

Nói về giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững, PGS. TS Trần Đức Tuấn Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự phát triển bền vững, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, đó không đơn thuần là dạy học về biến đổi khí hậu mà thông qua các hoạt động đa dạng của mình phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời giúp cho người học có được những hành vi thái độ bảo vệ  theo những định hướng cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục biến đổi khí hậu cần giúp người học quan tâm vấn đề bảo vệ khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu; giúp các cá nhân và cộng đồng tiếp cận được với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và tại các địa phương; phát triển năng lực hành động ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kĩ năng liên quan đến BĐKH; thay đổi hành vi-thái độ (đây được xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu GDBDKH)…

Giáo dục biến đổi khí hậu không nên và không cần thiết phải làm cho người học hoảng sợ, bi quan về tương lai với những rủi ro và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà cần thiết phải giúp cho học sinh và các cộng đồng dân cư vững tin về triển vọng tốt đẹp của bảo vệ khí hậu và thích ứng thành công với biến đổi khí hậu trong tương lai.
 

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.