Giáo dục Tiểu học: Hướng tới đổi mới năm học 2020-2021

GD&TĐ - Ngày 25/8 tại Hà Nội, thực hiện Chương trình công tác năm học 2020 và triển khai CTGDPT ban hành theo Thông tư số 32 từ năm học 2020-2021, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo về đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019- 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020- 2021 đối với cấp tiểu học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với điểm cầu Bộ GD&ĐT và các điểm cầu các Sở GD&ĐT.

Nhiều ưu điểm nổi bật

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019- 2020 của giáo dục Tiểu học, ông Thái Văn Tài – Vụ Trưởng Vụ giáo dục Tiểu học cho biết: Kết thúc năm học 2019-2020 toàn quốc có 14.904 cơ sở giáo dục thực hiện CTGDPT thông cấp tiểu học, với 14.545 điểm trường. So với năm học trước số lượng trường và điểm trường khá ổn định, với tỷ lệ bình quân 1,19 trường tiểu học/đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ điểm trường/trường tiểu học là 0,98, trong đó nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường...

Trong năm qua, các địa phương đã tích cực sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp một cách phù hợp để tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của HS; chú trọng duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn...

Tuy nhiên sau khi sắp xếp, sáp nhập, quy hoạch lại các trường, điểm trường, tại một số địa bàn, tình trạng dân cư phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của HS, một số trường gặp khó khăn do việc giải quyết chế độ, chính sách cho CBQL, nhân viên văn phòng, kế toán... dôi dư sau sáp nhập chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Cũng theo TS Thái Văn Tài, năm học 2019-2020 toàn quốc có tổng số 8.756.621 HS tiểu học (tăng 276.644 HS so với năm học trước); tổng số lớp là 282.968 (tăng 4.583 lớp so với năm học trước); tỷ lệ trung bình học sinh/lớp là 31. Các địa phương đã làm tốt công tác điều tra phổ cập, dự báo được tình hình tăng, giảm HS tại các địa bàn, đã đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất và GV để thực hiện tổ chức dạy học đúng quy định của chương trình, đảm bảo số lượng HS/lớp theo đúng quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

Đặc biệt, các địa phương đã tích cực thực hiện xét tuyển số GV đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; tăng cường thực hiện tuyển mới GV trong đó chú trong đến GV các môn học mới ở cấp tiểu học khi thực hiện chương trình mới như môn 4 Tiếng Anh, Tin học.

Theo đánh giá chung, năm học 2019 - 2020 chất lượng giáo dục tiểu học tiếp tục đổi mới từ hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá HS. Giáo dục đã chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS...

Các cơ sở giáo dục đã chủ động điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng HS, từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS và phù hợp với tình hình diễn biến của dịch Covid-19…

TS Thái Văn Tài - Vụ Trưởng Vụ giáo dục Tiểu học báo cáo tổng kết tại Hội nghị
TS Thái Văn Tài - Vụ Trưởng Vụ giáo dục Tiểu học báo cáo tổng kết tại Hội nghị

Một số ưu điểm nổi bật của giáo dục Tiểu học cũng được ghi nhận như: Các địa phương tiếp tục duy trì và phát triển được mạng lưới trường, lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của HS.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm; chú trọng nhiều hơn đến đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ để tăng tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày.

Phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng đạt một số kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh toàn ngành thực hiện việc dồn dịch điểm trường với tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của cả nước là 60,1%.

Các địa phương đã tích cực, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đảm bảo để triển khai CTGDPT 2018. Các chỉ đạo đổi mới về đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 22 dần đi vào thực tiễn, giúp cho CBQL, GV tiểu học khắc phục được những bất cập, khó khăn khi thực hiện...

Tháo gỡ khó khăn cùng địa phương

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại năm học vừa qua, năm học 2020-2021, cấp Tiểu học sẽ tập trung các điều kiện để triển khai CT, SGK GDPT mới đối với lớp 1 từ năm học 2020 – 2021 và chuẩn bị triển khai đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022 với một số nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục thực hiện hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT; tổ chức thực hiện đổi mới CT, SGK theo CTGDPT 2018 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, trọng tâm là lớp 1.

Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với cấp tiểu học.

Đảm bảo đội ngũ GV và CBQL đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp.

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình - nhà trường - xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương...

Tại Hội nghị, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo 8 nhóm vấn đề để các địa phương cùng bàn thảo, đưa ra đề xuất, giải pháp tháo gỡ giúp giáo dục Tiểu học từng bước đổi mới chắc chắn và đạt được những thành tựu trong năm học tới.

Bên cạnh đó Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các đơn vị Cục, Vụ, chức năng đã giải đáp, tháo gỡ cùng địa phương trong nhiều vấn đề nêu ra như: Chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn thực hiện CTGDPT 2018; Công tác chuẩn bị thực hiện nội  dung giáo dục địa phương; Tổ chức dạy học Tin học; Bồi dưỡng GV....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.