Giáo dục thể chất tạo nên sức mạnh Nhật Bản

GD&TĐ - Giáo dục thể chất từ lâu đã được các nước tiên tiến coi trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, bởi đây là nội dung học nhằm đào tạo nên những con người toàn diện không chỉ về trí tuệ mà cả về thể lực cũng như trí lực của người dân. Tại Nhật Bản, bên cạnh việc đào tạo tri thức và đạo đức, nền giáo dục nơi đây đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục thể chất cho trẻ.  

Trẻ được khuyến khích vận động mọi lúc mọi nơi
Trẻ được khuyến khích vận động mọi lúc mọi nơi

Đam mê vận động

Nhật Bản là một nước có nền giáo dục xếp hạng tốt nhất trên thế giới. Sang Nhật học tập và làm việc, bạn sẽ thấy ngay cả trẻ tiểu học cũng được rèn luyện thể chất chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho tương lai.

Trẻ nhỏ Nhật Bản được khuyến khích vận động trong giờ vui chơi chứ không ngồi tại lớp học. Những giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học kéo dài 10 phút, tuy nhiên cũng có nhiều trường cho nghỉ đến 20 phút. Những ngày giá lạnh, các em học sinh vẫn được tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện thân thể, tăng cường sức đề kháng với môi trường.

Các thầy cô giáo thể dục ở Nhật luôn tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi vận động và theo sát các học sinh. Phương pháp giáo dục đan xen trong lớp và ngoài thực tế giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán trong giờ học, đồng thời giúp trẻ năng động và ham học hỏi hơn.

Thể dục, môn học quan trọng trong trường học

Thể dục, môn học quan trọng trong trường học

Theo quan niệm của người Nhật, một sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển tất cả những phương diện khác của trẻ, đồng thời rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt.

Đi bộ trở thành thói quen

Đi bộ trở thành thói quen

Do vậy, giáo dục thể chất là một phần quan trọng được bố mẹ, thầy cô giáo định hướng cho các em ngay từ khi lọt lòng. Tại Nhật Bản, trẻ chưa đến 1 tuổi đã có thể tham gia thi đấu thể thao với các cuộc thi bò được tổ chức mỗi năm hay tham gia các lớp học nhảy, học võ khi ở độ tuổi lớn hơn. Ở các trường trung học, rất nhiều câu lạc bộ như Câu lạc bộ Đấu kiếm, Câu lạc bộ Bóng rổ, Bóng chày được mở ra và rất được nhà trường coi trọng.

Nhiều CLB được thành lập tại trường

Nhiều CLB được thành lập tại trường

Văn hóa "Radio Taiso"

Ở Nhật, bạn sẽ thấy trẻ đi bộ rất nhiều. Những đứa trẻ học tiểu học có thể tham gia leo núi trong một thời gian dài mà không hề thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, không chỉ tiểu học mà ngay cả trẻ em mẫu giáo khi đến trường cũng sẽ mặc những chiếc quần đùi trong mùa đông. Bất chấp thời tiết giá rét, các em có thể thoải mái nô đùa, nghịch ngợm mà không lo mắc các chứng cảm lạnh, viêm đường hô hấp do được rèn luyện mỗi ngày.

Nhưng nếu điều đó chỉ xảy ra tại các trường mẫu giáo, tiểu học tại Nhật Bản thì liệu nó có tạo thành một thói quen tốt như vậy? Theo Japantimes thì tại Nhật Bản, có một văn hóa rất đặc trưng đó là văn hóa "Radio Taiso". Trong tiếng Nhật, Rajio Taiso là tập thể dục theo radio, tức là một hình thức tập thể dục mà mọi người tập với nhau theo âm thanh được phát ra từ một chiếc radio. Và đó không chỉ là một thói quen của bất kỳ một vùng nào, mà là thói quen của toàn thể người dân Nhật Bản vào lúc 6 giờ 30 phút mỗi sáng.

Ngày nay, chương trình này không chỉ cố định phát vào 6 giờ 30 phút sáng nữa mà sẽ được phát nhiều lần trong ngày nhằm khuyến khích nhiều người tập thể dục hơn. Với các em học sinh thì ngoài việc tập thể dục tại trường học cũng được khuyến khích tham gia tập thể dục trong dịp nghỉ hè và thường có giải thưởng dành cho những em tham gia tích cực nhất. Chính những điều đó đã tạo nên một Nhật Bản khỏe mạnh, sống lâu và từ một dân tộc "lùn" trở thành một dân tộc với chiều cao đáng nể như hiện tại kể cả về nghĩa đen và nghĩa bóng.

Theo Japan

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.