Phương án 1: Toàn tỉnh kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, không có ca nhiễm Covid-19 lây lan ngoài cộng đồng
Đối với giáo dục mầm non (MN): thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định.
Riêng các trường MN đang sử dụng làm khu cách ly: Yêu cầu nhà trường lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết trong chương trình, xây dựng video, thiết lập các kênh thông tin (qua zalo, viber...) giữa GV và cha mẹ/người chăm sóc trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà; đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, kết quả mong đợi ở từng độ tuổi.
Đối với giáo dục phổ thông (GDPT) và giáo dục thường xuyên (GDTX): HS, HV đi học bình thường, không tổ chức ăn bán trú tại trường.
Riêng Trường THPT Dân tộc nội trú, THPT chuyên Lương Văn Tụy kiểm soát chặt chẽ HS nội trú, hạn chế tối đa việc HS trở về nhà vào cuối tuần, chỉ cho về trong trường hợp đặc biệt và phải có sự đồng ý của BGH; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh khi tổ chức nấu ăn cho HS nội trú.
Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện dạy học thực tế của đơn vị; linh hoạt trong bố trí lịch học của HS, thời khoá biểu của GV; không tổ chức chào cờ, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động thể dục thể thao tập trung đông người trên sân trường.
Chỉ đạo CB, GV tích cực xây dựng nguồn học liệu, các bài giảng điện tử theo Công văn số 954/SGDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT để sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học hoặc dạy học trực tuyến khi HS tạm dừng đến trường.
Yêu cầu các đơn vị, trường học chuẩn bị khẩu trang, nhiệt kế không tiếp xúc, máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn tay, hoá chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy đầy đủ, sạch sẽ;
Bố trí phòng cách li tạm thời tại chỗ khi có trường hợp nghi ngờ lây nhiễm dịch Covid-19 tại đơn vị, trường học trước khi chuyển đến các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương về vệ sinh khử khuẩn đơn vị, trường học; có phương án test nhanh kháng nguyên khi có các trường hợp nghi ngờ mắc dịch Covid-19;
Đối với bộ phận tiếp xúc với nhiều người phải sử dụng kính chắn giọt bắn, lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt; bố trí dung dịch sát khuẩn; nhật kí khách đến cơ quan, đơn vị…
CB, GV, HS đến trường thực hiện đeo khẩu trang 100% trong thời gian tiếp xúc làm việc, dạy và học; đo thân nhiệt và thường xuyên sát khuẩn tay.
Phương án 2: Toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CTTTg
Đối với giáo dục MN: các cơ sở giáo dục MN lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết trong chương trình, xây dựng video, thiết lập các kênh thông tin (qua zalo, viber...) giữa GV và cha mẹ/người chăm sóc trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà; đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, kết quả mong đợi ở từng độ tuổi.
Các phòng GD&ĐT xây dựng kho tài liệu, học liệu ngân hàng video... phù hợp với điều kiện của từng đơn vị để hỗ trợ cơ sở giáo dục MN hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
Đối với các cơ sở GDPT và GDTX: Chia đôi lớp học, một nửa học buổi sáng, một nửa học buổi chiều. Không tổ chức chào cờ, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, dạy thêm, học thêm, hoạt động thể dục thể thao tập trung đông người trên sân trường.
Kích hoạt tài khoản dạy học trực tuyến (thông qua các ứng dụng dạy học trực tuyến như Microsoft Teams, Zoom, Google Meet hoặc các ứng dụng của các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng được yêu cầu dạy học trực tuyến), chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng dạy học trực tuyến khi HS, HS tạm dừng đến trường.
Trong trường hợp chỉ có một số địa phương của tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, các đơn vị, trường học đóng trên địa bàn thực hiện theo các nội dung trên...
Phương án 3: Toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CTTTg
Đối với giáo dục MN sẽ thực hiện như Phương án 2.
Tuy nhiên với cơ sở GDPT và GDTX: nhà trường yêu cầu GV các bộ môn kích hoạt tài khoản dạy học trực tuyến, tổ chức dạy học trực tuyến; hướng dẫn HS học tập thông qua các ứng dụng khác (nếu có) như zalo, fb, email…
Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo tiến độ dạy học, đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường và của ngành; xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trực tuyến phù hợp.
Đối với vùng khó khăn thiếu điều kiện dạy học trực tuyến và internet, nhà trường phải có phương án giao bài học, bài tập phù hợp; đồng thời xây dựng kế hoạch dạy bổ sung kiến thức cho HS sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và không còn thực hiện giãn cách.
Đối với HS lớp 9, lớp 12: trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, HS dừng đến trường kéo dài, Sở GD&ĐT phối hợp với Đài PT&TH, Sở TT&TT tổ chức dạy học trên truyền hình.
Trong trường hợp chỉ có một số địa phương của tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, các đơn vị, trường học đóng trên địa bàn thực hiện theo các nội dung trên.