Giáo dục Ninh Bình “gặt” thành quả quan trọng trước thách thức

GD&TĐ - Năm học 2020-2021 giáo dục Ninh Bình diễn ra với thuận lợi và khó khăn song hành, kèm thêm ảnh hưởng dịch Covid-19. Tuy nhiên toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa dạy tốt, học tốt.

Ngành giáo dục Ninh Bình đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong năm học vừa qua.
Ngành giáo dục Ninh Bình đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong năm học vừa qua.

Vượt lên khó khăn

Năm học vừa qua dù đối diện với không ít khó khăn nhưng ngành GD&ĐT Ninh Bình đã “gặt hái” nhiều kết quả quan trọng.

Theo ông Phạm Anh Tuấn – Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Ninh Bình: Trước hết, ngành đã thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học và hoàn thành tốt các các lĩnh vực công tác, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Xét về quy mô trường, lớp các cấp học tiếp tục được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố vững chắc đạt các mức độ cao nhất; công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục, nền nếp chuyên môn được tăng cường.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn ngành đạt 88,3%. Ngành cũng tích cực chỉ đạo việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt.

Đáng nói, Ninh Bình nằm trong số các địa phương có điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 được chuẩn bị tích cực theo đúng kế hoạch. Do đó việc triển khai thực hiện CTGDPT mới ở lớp 1 cũng đạt hiệu quả tốt.

Chất lượng giáo dục toàn diện nâng cao
Chất lượng giáo dục toàn diện nâng cao

Năm học dù trải qua trong khó khăn chung nhưng chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học được củng cố, nâng cao. Đã tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có điểm trung bình các bài thi đạt 6,903 xếp thứ 3 toàn quốc...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, giáo dục Ninh Bình vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ trong thời gian tới.

Cụ thể như, tới nay tình trạng quá tải học sinh/lớp ở trường mầm non, tiểu học, THCS một số địa phương, địa bàn thành phố, địa bàn có khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng.

Cơ sở vật chất một số trường học chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng thiếu phòng học, phòng học xuống cấp; đồ dùng, trang thiết bị dạy học cũ, hỏng, thiếu còn tồn tại.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cấp THPT còn chậm; có 26 trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận lại tập trung ở điều kiện về đội ngũ và cơ sở vật chất.

Tình trạng thừa, thiếu cục bộ cơ cấu GV ở cấp tiểu học và THCS vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Chất lượng GV chưa đồng đều, còn GV chưa tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực…

Tích cực đầu tư cho giáo dục
Tích cực đầu tư cho giáo dục 

Năm học mới, mục tiêu mới

Bước vào năm học mới 2021–-2022, ngành GD&ĐT Ninh Bình đã đề ra các nhiệm vụ trong tâm sẽ thực hiện như: Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

Nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn; triển khai thực hiện CTGDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để thực hiện những nhiệm vụ trong tâm, 5 giải pháp đã được đề ra cho toàn ngành.

Trước hết sẽ hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính; Tích cực tham mưu hoàn thiện, bổ sung các quy định trong quản lý giáo dục ở địa phương; tham mưu ban hành chế độ,chính sách phát triển giáo dục; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về GD&ĐT.

Ngành cũng đặt ra quyết tâm xây dựng đội ngũ CBQL, GV; nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Trong đó sẽ thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng biên chế công chức, viên chức đúng quy định…

HS Ninh Bình đã đạt kết quả cao trong các cuộc thi.
HS Ninh Bình đã đạt kết quả cao trong các cuộc thi. 

Tăng cường bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý; nâng cao hiệu quả công tác của CBQL. Triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL giáo dục các cấp; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT…

Đặc biệt sẽ tăng cường CBQL, GV về chấp hành pháp luật, tuân thủ kỷ cương nền nếp, quy định, quy chế chuyên môn, đạo đức lối sống. Phát huy sáng tạo và vai trò nêu gương của cán bộ quản lý…

Mặt khác sẽ tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục thông qua việc tích cực tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho ngành GD&ĐT đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, lồng ghép các nguồn kinh phí gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về công tác dạy học...

Cùng đó sẽ triển khai đồng loạt các giải phải: Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.

6 chỉ tiêu đặt ra cho năm học 2021 – 2022 của ngành GD&ĐT Ninh Bình:

Triển khai thực hiện CTGDPT 2018 theo đúng kế hoạch.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt trung bình chung khu vực Đồng bằng Sông Hồng, đứng trong tốp 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước.

Tỷ lệ học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT đạt từ 60% trở lên, có ít nhất 2/3 số giải là giải chính thức.

Xây dựng mới 6 trường học đạt chuẩn quốc gia gồm: 1 trường mầm non mức độ 1; 1 trường tiểu học mức độ 2; 3 trường THCS; 1 trường THPT.

Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt từ 88,6% trở lên.

Hoàn thành tốt các lĩnh vực công tác theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.