Hội thảo đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm về giáo dục rối loại phổ tự kỷ (RLPTK) của các nhà khoa học đến từ các trường ĐH của Nhật Bản, ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật – Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc, các trường mầm non, phổ thông có trẻ đặc biệt học tập, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội, mạng lưới, câu lạc bộ, gia đình người khuyết tật, các Trung tâm can thiệp, trị liệu trẻ khuyết tật…
Với nội dung bàn thảo về biện pháp can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK, Hội thảo đã tập trung vào các chủ đề: Tiếp cận can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập trẻ RLPTK trên thế giới và ở Việt Nam; Thực trạng các xu hướng, mô hình, hệ thống các dịch vụ và biện pháp can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập trẻ RLPTK trên thế giới và ở Việt Nam; Các nghiên cứu trường hợp áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý – can thiệp giao dục và trị liệu y – sinh, giáo dục hòa nhập hiệu quả cho trẻ RLPTK; Nguyền nhân lực, chính sách và các điều kiện đảm bảo cho thực hiện can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập trẻ RLPTK trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó Hội thảo đã tập trung tìm giải pháp thực hiện và khắc phục khó khăn trong can thiệp, trị liệu và giáo dục hòa nhập cho nhóm trẻ RLPTK tại Việt Nam như: Tiếp tục công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức hơn nữa cho mọi tầng lớp và các lực lượng xã hội về Quyền được giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK, tiếng nói và sự tham gia của người tự kỷ, các tổ chức, mạng lưới người tự kỷ trong các diễn đàn, các tổ chức xã hội;