Giáo dục Cà Mau hòa mình vào công cuộc chuyển đổi số

GD&TĐ - Hòa mình vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau triển khai có hiệu quả trong công tác và giảng dạy.

Tỉnh Cà Mau đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học. Ảnh: B. Ngọc.
Tỉnh Cà Mau đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học. Ảnh: B. Ngọc.

Chuyển đổi số toàn diện trong GD&ĐT

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định Giáo dục là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên.

Hòa mình vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Theo đó, Sở chỉ đạo các đơn vị cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ: giảng dạy, vận hành, quản lý… và đã ghi nhận hiệu quả tích cực.

Việc này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tiết kiệm thời gian, nhà giáo có thêm thời gian cho chuyên môn, sát sao học sinh hơn.

Thực hiện chuyển đổi số theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng CNTT trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá để hoàn thành chương trình kế hoạch năm học đúng tiến độ. Các phần mềm để dạy học online, kiểm tra, đánh giá hội họp trực tuyến đã được sử dụng như: Microsoft Team, Zoom, Google meet, K12 Online...

Nhà giáo ưu tú Hoàng Văn Sum, Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình cho biết: Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững.

Góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế. Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Chuyển đổi số tại Trường THPT Thới Bình (huyện Thới Bình) được thể hiện qua việc sử dụng một số phần mềm trong quản lý như: Phần mềm VNEdu, SMAS, Cơ sở dữ liệu ngành; phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD&ĐT, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS; phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, quản lý tài sản, hỗ trợ kê khai thuế; giao dịch kho bạc, phần mềm quản lý thư viện, soạn thời khóa biểu bằng phần mềm TKB, phần mềm quản lý công văn đi, đến… Sử dụng Zalo, Facebook, SMS để chuyển tải, truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh...

Đào tạo Nâng cao nhận thức chuyển đổi số tỉnh Cà Mau.
Đào tạo Nâng cao nhận thức chuyển đổi số tỉnh Cà Mau.

Hiệu quả tích cực

Tại Trường THCS Thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình), việc chuyển đổi số và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy và học… Thời gian qua, nhà trường từng bước tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh về chuyển đổi số. Trường đã trang bị tivi thông minh cho tất cả các lớp, sử dụng đường truyền internet để phủ sóng Wifi trong toàn trường tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT trong dạy và học.

Nhà trường còn sử dụng các phần mềm trong quản lý, trong công tác kế toán tài chính, quản lý cơ sở vật chất, sử dụng phần mềm để bài chấm thi trắc nghiệm chung toàn trường; nhà trường đã tập huấn cho toàn thể giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Teams, K12 Online để dạy học trực tuyến trong thời gian dịch phức tạp…

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0, với những kết quả tích cực từ chuyển đổi số giáo dục đạt được thời gian qua sẽ là động lực quan trọng, để từ đó tiếp tục phấn đấu, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong thời điểm hiện tại cũng như thời gian tới. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo đà để giáo dục Cà Mau bứt phá trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện hơn.

Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy và học và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong toàn ngành đáp ứng yêu cầu dạy và học theo Chương trình GDPT 2018. Hiện trang thông tin điện tử ngành Giáo dục đã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin và dán nhãn tín nhiệm mạng. Có 100% trường học có đường truyền internet cáp quang băng rộng.

Có hơn 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% báo cáo định kỳ của các đơn vị, trường học trực thuộc được thực hiện trên môi trường mạng. Trên 95% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số mở đạt trên 50%. Có 80% các loại sổ sách của các đơn vị, trường học chuyển đổi từ sổ sách truyền thống sang sổ sách điện tử…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Ứng dụng của năng lượng sinh học