Trường ĐH dành cho người Mỹ gốc Phi: Thành công chống dịch nhờ sinh viên

GD&TĐ - Bất chấp sự lạc quan từ các nhà quản lý trường đại học, việc mở cửa trở lại khu học xá ở Mỹ đã diễn ra khó khăn.

Nhiều sinh viên người Mỹ gốc Phi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều sinh viên người Mỹ gốc Phi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi đã đưa ra nhiều biện pháp, nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong khuôn viên.

Các trường cao đẳng và đại học dành cho người da màu tại Mỹ (HBCU) ghi nhận số ca mắc Covid-19 tương đối thấp. Các nhà quản lý trường học nhận định, đó là kết quả từ sự hợp tác của sinh viên.

Brian Bridges - thành viên của United Negro College Fund, tổ chức làm việc với hơn 30 trường HBCU, cho biết: “Các trường đã ghi nhận những người chịu hậu quả nặng nề bởi Covid-19. Họ chủ yếu là người Mỹ gốc Phi có thu nhập thấp”.

Chia sẻ về việc cân nhắc mở lại trường học, ông Bridges cho rằng, điều quan trọng là “quan tâm đến nhu cầu của sinh viên”. Theo đó, quyết định mở cửa trở lại trường học nên được cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và sự cần thiết với những sinh viên không thể học tại nhà.

Theo thống kê, số người Mỹ gốc Phi tử vong bởi Covid-19 cao gấp đôi so với người Mỹ da trắng. Đại dịch cũng khiến hàng loạt người Mỹ gốc Phi rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Đối với nhiều trường HBCU, có ít nhất 70% học sinh đủ điều kiện nhận trợ cấp Pell. Đây là khoản hỗ trợ do chính phủ liên bang cấp cho các sinh viên đại học có nhu cầu tài chính đặc biệt - những người thường sống tại gia đình có thu nhập dưới 20.000 USD.

“Các tổ chức đã lưu tâm đến việc mở cửa trở lại, bởi học sinh của họ cần điều đó. Đối với nhiều sinh viên, nhà trường là nơi an toàn và ổn định nhất. Trường là nơi họ có quyền truy cập Internet, có một nơi học tập bình thường và yên tĩnh”, ông Bridges cho biết.

Tại Trường Đại học Stillman - một HBCU tư thục ở Tuscaloosa (Alabama), nhiều sinh viên không thể tiếp cận với Internet. Derrick Gilmore - Phó Chủ tịch tại Stillman, cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi đã cung cấp máy tính xách tay cho sinh viên, việc truy cập Internet vẫn bị hạn chế. Điều đó thực sự đã thúc đẩy một phần phương pháp tiếp cận của chúng tôi. Bởi, chúng tôi muốn đảm bảo học sinh của mình tiến bộ trong học tập”. 

Các nhà lãnh đạo của Stillman đã quyết định mở rộng khuôn viên, tạo cho sinh viên không gian ổn định - nơi họ gần gũi hơn với các giáo sư và bạn bè và có thể tập trung tốt hơn vào việc học. Nhà trường hiện kết hợp cung cấp các lớp học trực tiếp và trực tuyến, đồng thời tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Samuel Mendenhall - người theo học chuyên ngành marketing cao cấp tại Stillman và là Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên của trường, chia sẻ, người học nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc ở trong khuôn viên trường. Do đó, họ đã tuân theo các hướng dẫn của trường để đảm bảo an toàn.

“Stillman là nhà của rất nhiều người. Đó không chỉ là nhà, mà còn là nơi nương tựa của rất nhiều sinh viên. Chúng tôi cảm thấy an toàn khi biết mình đang ở khuôn viên trường”, Mendenhall nói.

Tại Trường Đại học Bang Kỹ thuật và Nông nghiệp Bắc Carolina, ban giám hiệu nhận thấy, sinh viên luôn tôn trọng các hướng dẫn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Kể từ tháng 7 tới nay, trường chỉ ghi nhận 137 ca mắc Covid-19.
“Hơn 2/3 sinh viên của chúng tôi là thế hệ đầu tiên học đại học. Với họ, cơ hội đến trường có thể mang ý nghĩa
rất khác”, Todd Simmons - Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Theo dữ liệu từ tờ Biên niên kỷ Giáo dục đại học, kế hoạch phổ biến tại các trường HBCU là giảng dạy hoàn toàn trực tuyến. Đối với các nhà lãnh đạo của Trường Đại học Johnson C Smith - một HBCU tư thục ở Bắc Carolina, việc “thoải mái” là điều không thể khi số ca mắc Covid-19 tăng. 

Hiệu trưởng Clarence Armbrister nhận định: “Có lẽ tốt hơn hết là sinh viên an toàn tại nơi họ đang ở. Chúng tôi cố gắng cung cấp giáo dục trực tuyến thay vì đưa học sinh đến đây”.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.